Kinh doanh nhà hàng: Kể sao cho khéo

Bài học kinh doanh nhà hàng từ cô gái bán mì xào
April 3, 2016
9 gợi ý đặt tên ấn tượng cho nhà hàng
April 3, 2016
Hiển thị tất cả

Kinh doanh nhà hàng: Kể sao cho khéo

Young female is writing notes and planning her schedule.

Trước đây, khi nói về giới thiệu nhà hàng, các chủ đầu tư chỉ nặng về liệt kê những cột mốc đáng nhớ, những thành tích ấn tượng. Cách làm này hiện đang lỗi thời, không gây được sự chú ý như trước. Thay vào đó, sao bạn không thử kể một câu chuyện về chính hành trình kinh doanh nhà hàng của mình?

Chuyện kể ngày xưa

Câu chuyện kinh doanh nhà hàng bao gồm đầy đủ các mục như tầm nhìn, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi và văn hoá doanh nghiệp. Về nội dung thì không có nhiều khác biệt so với cách trình bày thông thường nhưng về cách diễn giải thì các câu chuyện kinh doanh lại hoàn toàn khác biệt. Nói cách khác là thay vì những gạch đầu dòng cứng nhắc, chúng ta sẽ truyền tải thông điệp thông qua những câu từ, ý tứ trau chuốt. Bạn cũng có thể hiểu câu chuyện kinh doanh là một bản giới thiệu nhà hàng theo cách “nghệ thuật” nhất.

Thông thường những bài giới thiệu này thường có hai cách trình bày phổ biến. Thứ nhất, đó chính là mượn ngôi xưng thứ ba để nói về nhà hàng của mình. Cách làm này phù hợp những quy mô kinh doanh lớn, thương hiệu sang trọng hoặc đối tượng khách hàng chính là các khách hàng lớn như cơ quan, văn phòng,…

Thứ hai, bạn có thể mượn câu chuyện của chính người chủ kinh doanh để gián tiếp nói về nhà hàng. Đây là cách làm phổ biến trong thời gian gần đây, được các chủ kinh doanh nhà hàng trẻ tuổi ưa chuộng để xây dựng hình ảnh một thương hiệu gần gũi với khách hàng.

kinh-doanh-nha-hang-ke-sao-cho-kheo1

Lợi ích trăm ngả

Quá trình kinh doanh nhà hàng luôn có nhiều cột mốc, sự kiện, gộp chung trong một bài viết quả thực sẽ rất rối. Nên thông thường các chủ đầu tư khi giới thiệu về nhà hàng vẫn thường ưu tiên lối diễn đạt rành mạch với các gạch đầu dòng. Vậy nhưng, lối diễn đạt câu chuyện kinh doanh lại mang một sắc thái khác, dễ đi vào lòng người hơn.

# Không cứng nhắc

Lợi ích này chỉ cần nhìn qua cũng thấy được, rõ ràng rằng một bài văn luôn trau chuốt hơn nhiều những gạch đầu dòng khô khan. Với ưu điểm là mạch lạc, các câu chữ ngắn gọn sẽ khiến người đọc dễ dàng nắm bắt ý chính hơn. Vậy nhưng giả sử công việc kinh doanh nhà hàng của bạn may mắn thành công, số lượng các cột mốc cần ghi nhớ quá nhiều sẽ khiến khách hàng rối loạn, không thể nắm bắt được ý chính. Và đây chính là lúc các câu chuyện kinh doanh sẽ phát huy hiệu quả.

Các đoạn văn với lối dẫn dắt đa dạng sẽ thu hút người đọc chú ý vào từng câu chữ.  Quản lý nhà hàng và cũng nhờ vậy mà người đọc sẽ có ấn tượng hơn với thương hiệu của bạn, ghi nhớ nhiều chi tiết hơn hẳn.

# Không trùng lặp

Một gạch đầu dòng yêu cầu phải diễn đạt ngắn gọn, do đó từ ngữ có phần hạn chế. Vì thế mà khả năng bị trùng lặp sẽ cao hơn. Nhưng nếu bạn mượn một câu chuyện để diễn đạt thì điều này lại khác. Các câu văn được diễn đạt phong phú sẽ giúp bạn tránh việc bị lặp lại các ý tưởng đã có trước đó.

Thứ hai là nguồn cảm hứng, tất nhiên là nó bắt đầu từ chính câu chuyện của bạn. Điều này sẽ làm nên điều khác biệt ngay từ đầu câu chuyện. Thêm vào đó, những trải nghiệm cá nhân sẽ khiến câu chuyện kinh doanh trở nên sinh động và dễ tạo sự đồng cảm hơn.

Young female is writing notes and planning her schedule.

# Không chi phí

Thật ra, để nói về tính kinh tế, chưa hẳn là bạn không phải chi tiền. Làm kinh doanh nhà hàng, hẳn bạn cũng biết không có gì là miễn phí cả, đúng không? Bạn có thể phải bỏ ra chi phí thuê nhân viên viết bài. Không phải chủ kinh doanh nhà hàng nào cũng “xuất khẩu thành văn”, để truyền tải những thông điệp của bạn một cách tinh tế nhất, hãy nhờ cậy một nhân viên viết bài.

Bằng cách tô đẹp cho bản giới thiệu của mình bạn không chỉ được khách hàng biết đến mà những người đang có ý định ứng tuyển cho bạn cũng sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn. Nhờ đó, có thể bạn sẽ sở hữu một nguồn khách hàng mới tạo động lực cho việc kinh doanh nhà hàng phát triển. Đồng thời đó cũng có thể là cơ hội để tạo được một đội ngũ nhân viên giỏi. Những lợi ích này đôi khi còn lớn hơn việc bạn đầu tư chi phí cho một bản giới thiệu truyền cảm.

Đây chính là cách tạo hiệu ứng lan truyền tiết kiệm nhất, chỉ một lần và bạn sẽ có được một công cụ quảng bá hình ảnh lâu dài. Xét phương diện hiệu quả về kinh tế, xem ra câu chuyện kinh doanh đã làm tròn trách nhiệm của mình.

Mở lời ra sao

Để bắt đầu câu chuyện kinh doanh của mình, bạn không cần phải đắn đo suy nghĩ nên tạo một phần mở bài hoản hảo, đó là câu chuyện của người viết. Hãy suy nghĩ về những vẫn đề sau:

# Xác định những điều căn bản

Là chủ nhà hàng, bạn hiểu rõ nguồn cảm hứng cho việc kinh doanh nhà hàng của bạn, những giá trị bạn mong muốn mang lại cho khách hàng hay tầm nhìn phát triển trong tương lai,… Đây chính là những điều mấu chốt bạn cần phải xác định. Truyền đạt những suy nghĩ này tới người viết bài, giúp họ hiểu rõ từng vấn đề và bạn sẽ có một bài viết như ý.

Đừng phó mặc toàn bộ câu chuyện cho người viết bởi họ không hiểu rõ nhà hàng như bạn, một lần phóng bút và sự nghiệp kinh doanh nhà hàng của bạn trong mắt mọi người có thể đã khác đi rất nhiều. Hãy kiên quyết với ý kiến của mình, bạn có thể đồng ý với cách diễn đạt khác chứ không thể đồng tình với lối nói chệch hướng. Dù chỉ là một từ diễn đạt sai cũng có thể khiến bạn phải dừng sự nghiệp kinh doanh nhà hàng.

kinh-doanh-nha-hang-ke-sao-cho-kheo3

# Tìm kiếm giá trị độc nhất

Tất nhiên, câu chuyện kinh doanh là của riêng bạn nên về căn bản đó đã là sự độc nhất ngay từ đầu. Vậy nhưng một câu chuyện phải cần có điểm nhấn. Hãy tìm ra những sự kiện khác biệt nổi trội, hoặc diễn đạt để điều đó trở nên khác biệt.

Nếu nhà hàng của bạn có ý tưởng kinh doanh độc đáo hay dự án kinh doanh quán cafe được mọi người chú ý vì không gian thiết kế đẹp thì tại sao bạn lại không đưa những đặc điểm này vào bản giới thiệu của mình nhỉ.

Còn nếu như bạn cảm thấy việc kinh doanh nhà hàng của mình không có đặc điểm nào đủ nổi bật để làm điểm nhấn, hãy thực hiện bằng cách miêu tả chi tiết quá trình lập nghiệp của bạn. Có thể bạn xuất phát thấp, nhưng bạn nỗ lực học pha chế, làm nhân viên chạy bàn hay những công việc liên quan để tích luỹ kinh nghiệm. Khách hàng sẽ nghĩ rằng bạn cũng giống với họ và điều này tạo ra sự đồng cảm lớn, nhờ đó mà họ sẽ ủng hộ bạn trong các hoạt động.

Điều tiên quyết khi viết một câu chuyện kinh doanh nhà hàng đó là không sao chép. Nghiêm túc lại đi, đừng tìm kiếm những câu chuyện tương tự của các đối thủ và viết theo. Bạn có một sự nghiệp kinh doanh nhà hàng riêng biệt và hãy để câu chuyện tự thuật của bạn cũng như vậy.