10 hiệu ứng tâm lý thú vị trong quản lý nhà hàng (Phần 2)

Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh nhà hàng?
April 2, 2016
13 lý do tại sao bạn thất bại trong kinh doanh nhà hàng (Phần 9)
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

10 hiệu ứng tâm lý thú vị trong quản lý nhà hàng (Phần 2)

Tiếp nối bài viết của phần một, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những kiến thức mới về các hiệu ứng tâm lý ứng dụng cho quản lý nhà hàng trong việc đào tạo nhân viên phục vụ. Hãy đọc bài viết dưới đây và cùng suy ngẫm nhé.

Hiệu ứng Hawthorne

Xuất phát từ công xưởng Hawthoren ở bang Chicago của Mỹ, công nhân thường xuyên nóng giận và năng suất không được lý tưởng. Các chuyên gia tâm lý đã đặc biệt tiến hành một cuộc điều tra tại dây. Trong suốt hai năm, các chuyên gia thường xuyên có những cuộc trò chuyện với tất cả công nhân và trong quá trình trò chuyện họ sẽ nhẫn nại lắng nghe tất cả ý kiến của công nhân. Và sản lượng của công xưởng đã tăng vượt trội.

Đây là sức mạnh của “quyền phát biểu”. Khi nhân viên được nói ra những suy nghĩ của mình họ sẽ thấy thoải mái hơn và tập trung vào công việc hơn. Nhờ đó mà hiệu quả làm việc cũng tăng lên. Do đó, quản lý nhà hàng nên có những buổi gặp mặt nhân viên thường xuyên, đây không chỉ là cơ hội để bạn tìm hiểu về họ mà còn là thời điểm để nhân viên được phát biểu suy nghĩ của họ.

Bên cạnh đó, trong công việc, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của nhân viên, nhất là khi bạn không có kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng. Những nhân viên đã quen với nghiệp vụ của mình, họ sẽ có kinh nghiệm và cho bạn những góp ý thực tế nhất. Hơn thế, khi bạn hỏi ý kiến của họ, nhân viên sẽ cảm thấy mình là một phần quan trọng của nhà hàng và nỗ lực làm việc hơn. Nhờ vậy, việc quản lý nhà hàng sẽ đơn giản và thuận tiện hơn nhiều.

Hiệu ứng cộng thêm

Có nghĩa là con người có xu hướng chuộng những món đồ được tăng thêm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khách hàng thích người bán hàng cân và bỏ thêm vào cho đủ số lượng hơn là lấy một số lượng lớn rồi bớt ra. Tuy cả hai cách làm đều đạt được trọng lượng mong muốn nhưng những giá trị được coi là tăng thêm làm khách hàng có cảm giác nhận được nhiều hơn.

Tương tự như vậy, khi kinh doanh nhà hàng, bạn có thể áp dụng một mẹo nhỏ như sau. Tách món ăn thành các phần nhỏ, ví dụ như món ăn chính, đồ ăn kèm và nước sốt ra riêng. Sau đó bạn phục vụ lần lượt các thành phần trên. Tuy cùng thuộc một món nhưng khách hàng lại cảm giác nhận được nhiều hơn. Hoặc khéo léo hơn, hãy làm đầy bàn ăn bằng các phụ kiện nhỏ nhưng lọ hoa, ly nước, khăn ăn,… Khi nhìn vào một bàn ăn có nhiều đồ, khách hàng sẽ cảm giác mình được phục vụ nhiều hơn.

hieu-ung-tam-ly_smartgoal1

Đối với vấn đề quản lý nhà hàng, khi nhận xét nhân viên, phần lớn mọi người có xu hướng nhận xét điểm tốt trước. Nếu như bạn đang nhận xét tốt và sau đó lại liệt kê ra một danh sách các điểm hạn chế không khác nào dội gáo nước lạnh và họ cả.

Quản lý nhà hàng cần biết “vừa đấm vừa xoa”, hãy chỉ ra những lỗi họ mắc phải, sau đó khích lệ bằng những thành quả họ đạt được. Với cách làm này, nhân viên sẽ dễ dàng tiếp thu ý kiến của bạn và có thiện chí sửa chữa sai lầm hơn.

Hiệu ứng cánh bướm

Đây là một hiệu ứng rất nổi tiếng. Nội dung của hiệu ứng này được hiểu khái quát như sau: những khí lưu nhỏ của một chú bướm vỗ cánh ở Nam bán cầu kết hợp cùng một số nhân tố khác có thể biến thành vòi rồng ở Bắc Mỹ sau vài tuần. Hiệu ứng khẳng định sức mạnh của những điều bé nhỏ là không thể lường trước.

Ứng dụng vào trong việc quản lý nhà hàng, một câu nói nhỏ có thể gây ra những ảnh hưởng lớn. Là người quản lý, bạn nên có những quy định như: Không được tán chuyện trong giờ làm, hay hạn chế tối đa việc nhân viên nói xấu nhau gây ra hiềm khích nội bộ.

hieu-ung-tam-ly_smartgoal2

Về phía bạn, đừng giấu những đánh giá của bạn về nhân viên và lại đi kể với một người khác. Khi biết chuyện họ sẽ cảm thấy bạn là người chủ không đáng tin cậy. Khi một nhân viên không tin tưởng sếp, họ cũng sẽ mất đi hứng thú với công việc. Và vì thế mà nhân viên đó không nhiệt tình, gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh nhà hàng của bạn.

Hiệu ứng “cam kết ngầm”

Khi tham gia Thế chiến II, do không đủ binh lính, Mỹ đã lập ra một đội quân từ các tù nhân. Tuy nhiên việc kiểm soát những tù nhân này là rất khó khăn. Do đó một vài chuyên gia tâm lý đã được gửi đến để huấn luyện và cùng các tù nhân ra tiền tuyến chiến đấu.

Trước khi ra trận, các nhà tâm lý yêu cầu những tù nhân viết một bức thư cho người thân và miêu tả tỉ mỉ những biểu hiện tốt của họ trong tù, quá trình cải tạo ra sao. Sau ba tháng ra trận, họ lại được yêu cầu gửi một bức thư viết về việc họ đã chiến đấu dũng cảm ra sao. Kết quả là biểu hiện của những tù binh này giống hệt những điều họ viết trong thư.

Hiệu ứng này khá giống với biểu hiện của ám thị như đã đề cập ở phần đầu. Tuy nhiên, ám thị cần phải có chỉ thị lặp lại với tần suất lớn. Nhưng hiệu ứng này lại đánh giá cao ảnh hưởng của nhân tố “động lực”. Có nghĩa là bạn cần phải tìm ra một động lực đủ mạnh để kích thích họ cố gắng nỗ lực theo cam kết ngầm đã đặt ra.

Như vậy, bài toán quản lý nhân sự trong nhà hàng lại quay về việc phải nắm bắt được hoàn cảnh, tâm lý của nhân viên. Muốn được như vậy, người quản lý nhà hàng phải đầu tư dành thời gian cho những buổi gặp mặt, trò chuyện riêng với nhân viên. Những buổi gặp mặt đại thể nhân viên sẽ khó mà tìm hiểu được những tâm sự của họ, mà chỉ phù hợp để lấy ý kiến.

Bởi vậy, bạn hãy bớt chút thời gian để trò chuyện với họ, dù ngắn dù dài, hãy chia sẻ về gia đình, các vấn đề công việc của bạn sau đó khơi gợi nhân viên nói về việc của họ. Từ đó bạn sẽ nắm bắt được những tâm sự của nhân viên và có những phương pháp ứng xử phù hợp.

Heart shaped hand gesture, usual gesture in several countries to have a deal

Hiệu ứng ngưỡng vào

Các nhà khoa học chỉ ra rằng khi nhờ sự giúp đỡ, nếu ngay từ đầu bạn đưa ra một yêu cầu quá cao, khả năng bạn bị từ chối là rất cao. Nhưng nếu bạn đưa ra một yếu cầu thấp, sau đó bổ sung một số yêu cầu khác thì sẽ dễ đạt được mục tiêu hơn.

Khi áp dụng trong việc quản lý nhà hàng bạn chỉ nên đặt ra mức kỳ vọng trung bình và yêu cầu tương đối thấp cho năng lực của nhân viên. Sau khi họ đạt được mức yêu cầu, hãy khẳng định và khích lệ thành tích của nhân viên. Những yêu cầu sau này của bạn dù mức độ khó tăng dần nhưng họ vẫn sẽ vui vẻ thực hiện.

Việc lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng luôn đề cao tính chi tiết, chính xác. Nhưng khi bạn làm việc với các nhân viên, đừng quá khô cứng như vậy. Hãy thật linh động, mềm dẻo ứng xử đối với từng trường hợp khác nhau. Sự phức tạp của tâm lý con người đôi khi khiến những quản lý nhà hàng thấy rất phân vân khi đưa ra những quyết định nhân sự. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào giải toả những khó khăn trong vấn đề quản trị nhân sự nhà hàng. Hãy đón đọc các bài viết khác từ Smart Goal nhé!