Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhân viên góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng ấn tượng với khách hàng. Vì vậy đào tạo nhân viên luôn là một sự đầu tư có hiệu quả. Tuy nhiên nhiều người chủ kinh doanh nhà hàng chưa có được cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. Đừng để nhà hàng của bạn rơi vào tình cảnh ế ẩm chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”.
Bài viết dưới đây Smart Goal sẽ phân tích cho bạn những quan điểm sai lầm về đào tạo nhân sự khiến kinh doanh nhà hàng thất bại.
Những lời than phiền của khách hàng về thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp từ nhà hàng nhỏ đến lớn luôn luôn đầy ắp các diễn đàn. Điều này chứng minh cho việc khâu đào tạo nhân viên tại Việt Nam vẫn bị coi nhẹ.
Nhân viên với thái độ phục vụ kém sẽ làm bạn mất đi một vài vị khách tại bàn, nhưng sau đó sẽ là cả một tập thể khách hàng tiềm năng. Nhất là khi mạng xã hội ngày càng phổ biến, và văn hoá truyền khẩu đặc biệt được tin tưởng ở nước ta.
Với những sai phạm về gian lận trong công việc, có thể một lần bòn rút sẽ gây ra tổn thất không quá lớn, nhưng về lâu dài điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của bạn. Hơn thế nếu không xử lý kịp thời thì việc này sẽ lây nhiễm cho cả những nhân viên khác. Như vậy là bạn đang nuôi ong tay áo.
Đừng nói rằng thất bại khi kinh doanh nhà hàng là chờ đến ngày phá sản, ngay khi bạn để vuột mất những nguồn lợi từ sai lầm không đáng có này đã được xem là thất bại ê chề rồi. Và lỗi này thuộc về ai, đừng vội vàng trách móc nhân viên. Vì nếu sai phạm của họ xảy ra một cách lặp lại thì chính bạn mới là người cần phải kiểm điểm bản thân.
Mọi người vẫn hay nói “Con hư tại mẹ”, và nếu nhân viên mắc sai sót quá nhiều thì lỗi nằm ở việc bạn đã không đào tạo nhân viên hiệu quả. Điều đầu tiên bạn nên xem xét khi có sai phạm của nhân viên đó là truy cứu trách nhiệm của người phụ trách. Sau đó, nếu nhân viên tiếp tục mắc lỗi hãy xem xét lại khâu đào tạo nghiệp vụ nhà hàng của bạn.
Sai lầm đầu tiên mà các chủ kinh doanh nhà hàng thường mắc phải đó là bỏ qua khâu đào tạo nhân sự. Điều này xảy ra chủ yếu ở các quán cafe, quán ăn, nhà hàng nhỏ. Các quản lý nhà hàng ở quy mô nhỏ thường cho rằng việc phục vụ chỉ là bưng bê, nhân viên bếp thì không bao giờ tiếp xúc khách hàng nên đào tạo là không cần thiết.
Một lý do khác đó là khi vào những nhà hàng có quy mô nhỏ, khách hàng thường không có yêu cầu quá cao về chất lượng dịch vụ. Do đó, các chủ kinh doanh nhà hàng lại càng xem nhẹ việc đào tạo nhân viên. Có lẽ mà vậy mà mô hình “phở quát”, “cháo chửi” vẫn được ưa chuộng, thậm chí ở ngay nơi thủ đô văn minh.
Nhưng nếu bạn thấy, những mô hình này không thể mở rộng hơn, và xét về số lượng cũng đang trên đà “tuyệt chủng” nhưng không một ai kêu gọi liệt vào sách đỏ. Đơn giản vì các thượng đế ngày càng khó tính hơn, yêu cầu cao hơn về chất lượng phục vụ và việc kinh doanh nhà hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn.
Khá khẩm hơn trường hợp trên, chủ kinh doanh nhà hàng cỡ vừa đã ý thức được tầm quan trọng về đào tạo nhân viên. Họ có tổ chức đào tạo kỹ năng cơ bản cho nhân viên nhưng lại không hiểu về những kĩ năng cần thiết cho từng vị trí. Và hệ quả là từ việc đào tạo nghiệp vụ, nhân viên nhận được một danh sách các yêu cầu của ông chủ thay vì được học những nghiệp vụ cần thiết.
Đào tạo nhân viên sẽ dễ dàng hơn khi bạn có kinh nghiệm về các vị trí nhân viên phục vụ hay nhân viên bếp. Nếu không có kinh nghiệm thì bạn nên bổ sung kiến thức về việc đào tạo nhân viên bằng cách tham gia lớp học quản lý nhà hàng. Hoặc bạn có thể thuê nhân viên chuyên về mảng đào tạo nhân sự ở các trung tâm đào tạo quản lý nhà hàng.
Một sai lầm khác, đó là mọi người thường chỉ đào tạo đối với nhân viên phục vụ và nhân viên mới chưa có kinh nghiệm. Sai lầm này rất ít người nhìn ra, ngay cả khi bạn có kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng. Bạn có biết khu bếp là linh hồn nhà hàng, nếu nhân viên trong khu bếp không được đào tạo về kỹ năng làm việc họ sẽ không biết cách phối hợp công việc, hoặc lơ là vấn đề vệ sinh.
Với các nhân viên đã có kinh nghiệm nhưng mới được tuyển dụng ở nhà hàng của bạn có thể họ đã thạo việc, sở hữu những kĩ năng nhất định. Tuy nhiên môi trường làm việc và yêu cầu của quản lý nhà hàng là khác nhau, nếu không đào tạo họ sẽ không nắm bắt được những yếu tố này và mắc sai sót.
Đây cũng là một sai lầm các chủ kinh doanh nhà hàng thường xuyên mắc phải. Họ chỉ chú trọng đến phần kỹ năng nghiệp vụ như sếp bàn cho khách, bưng bê ra sao, ghi order của khách,… Nhưng bạn lại quên rằng ý thức mới là vấn đề cốt lõi để điều khiến hành vi. Do đó, dù bạn có gắng sức thuyết giảng về các nghiệp vụ nhưng không thể thay đổi tư duy thì khó lòng khiến họ thực hiện theo.
Những nghiệp vụ về phục vụ về bản chất khá đơn giản, nên việc bạn cần làm là chú trọng đào tạo thái độ của nhân viên. Đơn giản vì đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên vấn đề cung cách phục vụ quan trọng hơn. Ngược lại, đối với nhân viên khu bếp, phần nghiệp vụ lại được đề cao hơn. Nhưng nếu nhân viên của bạn quá “bất hảo” thì không có lý do gì để bạn giữ lại họ.
Đào tạo lại dường như là một chủ đề không bao giờ được đề cập đến. Đừng nhầm tưởng rằng tác dụng của việc đào tạo khi nhân viên mới vào có hiệu quả dài hạn. Nó cũng giống như việc bạn đã quên những phần kiến thức cấp 2 khi không được nhắc nhở thường xuyên. Nên hãy thường xuyên tổ chức đào tạo lại cho nhân viên nhà hàng.
Vấn đề đặt ra ở đây đó là thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi, vì vậy mà yêu cầu của họ cũng có sự khác biệt theo từng giai đoạn. Do đó, chủ kinh doanh nhà hàng cần quan sát và truyền đạt tới nhân viên về sự thay đổi nghiệp vụ cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, những lớp đào tạo lại về nghiệp vụ sẽ củng cố lại những phần kỹ năng mà nhân viên đã lâu không sử dụng, đồng thời nhắc nhở họ về cung cách, thái độ làm việc. Quản lý nhà hàng ăn uống là việc rất phức tạp, không chỉ bạn mà nhân viên cũng hiểu những vấn đề này. Nhưng họ có thể không biết cách để giải quyết tốt những tình huống nhạy cảm. Do đó, bạn cần đổi mới nội dung đào tạo, nên hãy đề cập đến những tình huống xung đột với khách hàng và định hướng cho họ cách giải quyết hợp lý nhất.
Chính những tình huống cụ thể này lại là phần mà nhân viên thiếu sót nhiều nhất. Do đó, hãy chú trọng bồi dưỡng khả năng ứng biến tình huống trong kinh doanh nhà hàng cho nhân viên của bạn.
Những vấn đề trên đều cần phải có một lộ trình rõ ràng. Nên đừng quên đưa vấn đề đào tạo nhân viên vào bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng của bạn, đó chính là cách quản lý nhà hàng tốt mà bất cứ chủ kinh doanh nào cũng cần học tập. Hãy tiếp tục theo dõi chuỗi bài phân tích những lý do thất bại khi kinh doanh nhà hàng nhé. Bật mí với bạn về chủ đề tiếp theo, đó chính là không chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ.