Các cấp độ quản lý trong nhà hàng bao gồm tổng quản lý, quản lý bộ phận và giám sát nhà hàng. Tuỳ theo quy mô và đặc thù hoạt động mà các nhà hàng có phân cấp và tên gọi khác nhau. Sự phân cấp phổ biến tại Việt Nam lại chủ yếu dựa trên thời gian gắn bó với công việc thay vì căn cứ theo năng lực. Vì vậy, đôi khi những nhân viên cấp dưới có năng lực vượt trội lại ở thế dưới. Nếu bạn là cấp trên của họ, làm thế nào để quản lý người giỏi hơn mình.
Kinh doanh nhà hàng là một ngành có tỷ lệ chuyển đổi nhân sự lớn. Càng gắn bó lâu dài càng chứng minh được nhiệt tâm của họ đối với công việc. Bởi công việc tại nhà hàng không được xã hội nước ta coi trọng. Hơn thế dù ở vị trí nào thì họ đều phải chịu một áp lực tốt. Đó có thể là những yếu tố khiến chủ nhà hàng đánh giá cao.
Chưa hết, nếu là người gắn bó lâu dài, những nhân viên này thường có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân viên còn lại. Bạn biết đấy, quản lý nhà hàng làm việc dựa trên mối quan hệ. Vậy nên việc bạn là “ma cũ” thì khả năng được bổ nhiệm lên vị trí quản lý nhà hàng là vô cùng lớn.
Phần lớn những người đi lên từ thâm niên đều không được đào tạo bài bản, họ tích luỹ kinh nghiệm từ những tình huống thực tế. Và đây lại tiếp tục là một điểm cộng nữa cho những nhân viên lâu năm. Bởi dù lý thuyết và thực tế luôn có độ chênh lệch nhất định, mà dù cố gắng cũng không thể lấp đầy khoảng cách ấy.
Tất cả lý do trên hoàn toàn đủ cơ sở để đề bạt một nhân viên lâu năm lên vị trí cao hơn đúng không. Vậy nhưng “tuổi trẻ tài cao” nhiều nhân viên mới thăng tiến rất nhanh, cái tôi lớn cùng sự hiểu biết của họ khiến nhiều quản lý nhà hàng gặp khó khăn. Không chỉ lo lắng vì vị trí bị đe doạ, bạn còn đau đầu vì không tìm được phương pháp quản lý họ.
An tâm, đó là lý do chúng tôi đưa ra bài viết này. Dưới đây là một số lời khuyên giúp công việc của bạn bớt vất vả hơn.
Rõ ràng không phải tự nhiên mà bạn được bổ nhiệm vào vị trí hiện tại. Tất cả những ưu điểm đó đã được chúng tôi kể ở phần trên rồi, vậy nên hãy lấy đó làm tự hào và mang tâm trạng thoải mái đó trong phong cách quản lý của mình. Vì dù sao họ cũng là nhân viên dưới quyền, bất kì quyết định nào của bạn cũng sẽ trở thành mệnh lệnh với họ. Do đó, đừng e sợ rằng họ sẽ không thực hiện như bạn mong muốn. Nếu không tự tin và lo lắng, bạn sẽ lưỡng lự khi ra quyết định vì không đủ lòng tin vào năng lực bản thân và mọi người cũng sẽ không tin tưởng bạn.
Tuy nhiên, cũng phải nhắc nhở rằng sự tự tin của bạn phải được giữ cân bằng hợp lý. Các quyết định bạn đưa ra cần có những cơ sở vững chắc và đúng đắn. Nếu không, đừng thắc mắc về tình trạng trên bảo dưới không nghe nhé.Wanda Wallace – Giám đốc điều hành hãng Leadership Forum nhận định nếu bạn tự tin thái quá, mọi người sẽ không tin bạn, và thầm nghĩ quản lý nhà hàng chỉ mang cái danh “thùng rỗng kêu to”, cách dùng từ chính xác là kẻ ngạo mạn.
Tóm lại, không có công thức tuyệt diệu nào hơn là biết bình tĩnh và nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc. Bạn có thể tham khảo ý kiến đóng góp từ chính phía nhân viên dưới quyền. So với việc xấu hổ khi đưa ra quyết định sai lầm thì cảm giác ngại ngùng vẫn tốt hơn đúng không. Thậm chí bạn có thể nhận được sự đánh giá cao cho tinh thần cầu tiến từ chính chủ nhà hàng và nhân viên cấp dưới.
Kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực đầy cảm tính, bạn không thể biết trước kết quả trừ khi bắt tay vào thực hiện nó. Vậy nhưng việc lãnh đạo nhân viên hiểu biết hơn cả mình luôn là một điều đáng sợ. Bởi mỗi quyết định của bạn luôn bị săm soi, cảm giác này thật không thoải mái chút nào.
Việc trốn tránh sự sợ hãi dẫn đến hai hệ quả. Thứ nhất, bạn sẽ để lộ sự bất an và nhân viên của bạn cũng sẽ chịu những ảnh hưởng tương tự. Từ đó là hiệu quả công việc có thể không như mong đợi. Thứ hai, sự không thoải mái sẽ khiến bạn có xu hướng bỏ mặc những nhân viên có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết hơn mình. Việc này khiến quyết định của bạn thiếu đi tính khách quan.
Truy lùng nguồn gốc chính là phương pháp duy nhất để bạn đối mặt với sự sợ hãi. Dò hỏi nhân viên và suy xét về phản ứng của họ. Nếu họ không có những phản hồi tiêu cực, hãy kiểm tra tính logic của quyết định. Bằng cách này bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân cuối cùng, hãy khắc phục nếu có sai sót và tự tin đưa ra quyết định của mình.
Các quản lý có kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng chia sẻ, nếu bạn ở vai trò quản lý cấp trung thường rơi vào trạng thái lưỡng lự. Việc bạn cần làm là tham khảo ý kiến của những người đi trước về trạng thái lo lắng không đủ năng lực. Câu trả lời bạn tìm kiếm không phải là sự tán thưởng mà là ý kiến phân tích về những điểm mạnh của mình để có thêm động lực và sự tự tin.
Chúng ta đang nói đến việc bạn không được đào tạo, rằng hiểu biết chuyên môn của bạn không bì kịp nhân viên dưới quyền. Ai nói rằng người không giỏi chuyên môn không thể là quản lý nhà hàng. Bạn có thấy Lưu Bị có thông minh như Khổng Minh không? Cái quan trọng của quản lý nhà hàng là tài dụng người, và điều này thì không một lý thuyết nào có thể khiến bạn trở thành bậc thầy.
Quản lý nhà hàng ngày nay cần phải chủ động thể hiện sự học hỏi từ nhân viên. “Bạn không cần phải là một chuyên gia kỹ thuật, nhưng bạn cần biết vừa đủ để phát hiện ra vấn đề đang nằm ở đâu”, Wallace nhấn mạnh. Có nghĩa là dù không thành thạo thì những kiến thức bạn biết cũng phải vừa đủ để tránh tình trạng múa rìu qua mắt thợ. Đây là lý do các quản lý nhà hàng tại Mỹ phần lớn xuất phát từ các bộ phận nhỏ. Họ phải học pha chế, học nấu ăn và những việc vặt khác trước khi thăng tiến.
Thêm vào đó, bạn cũng nên khiến mình được công nhận một cách danh chính ngôn thuận. Có thể bạn có nhiều kinh nghiệm hơn nhưng lại chưa có một chứng chỉ công nhận. Vậy hãy nhanh chóng bổ sung cho mình một tấm bằng. Tất nhiên là phải học thật thi thật nhé. Phương cách này sẽ giúp bạn bổ sung những kiến thức thiếu hụt, có cái nhìn toàn diện hơn. Khoảng cách về kiến thức cũng sẽ dần được san bằng nếu như bạn giữ tinh thần cầu tiến như vậy.
Nếu như nhân viên của bạn có năng lực, thậm chí là vượt trội hơn bạn, hãy vui mừng bởi nhà hàng sẽ nhanh chóng thành công hơn. việc bạn đau đầu vì lo lắng họ sẽ “lật đổ chính quyền” là thừa thãi. Bởi vì bạn vẫn đang tại vị, nên hãy làm đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Chính sự tập trung này sẽ chứng minh rằng “gừng càng già càng cay”.