Nghề pha chế là một nghề mới du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Còn nhớ, cách đây 10 năm, muốn tìm một lớp dạy pha chế thực sự khó khăn, bởi rất ít trung tâm đào tạo mà thường là những người đã làm nghề nhận dạy ngay tại quán, giá thành đắt, học không theo bài bản nào. Nhưng vài năm trở lại đây, khi cuộc sống năng động với muôn hình vạn trạng, nhu cầu giao tiếp, gặp gỡ của mọi người ngày càng cao và những điểm đến luôn là những quán nước từ bình dân đến sang trọng, thì nghề pha chế lại phát triển nở rộ hơn bao giờ hết.
Bắt kịp xu hướng đó nhiều trung tâm dạy pha chế đồ uống được thành lập và phát triển khá thành công. Bây giờ, để học một lớp pha chế không khó, song tìm được những bậc thầy dạy pha chế để “tầm sư học đạo” thật chẳng dễ chút nào.
Để trở thành một người pha chế chuyên nghiệp không phải chỉ có đam mê là đủ, mà cần không ngừng học tập, khổ luyện xuyên suốt cả con đường làm nghề sau này. Những người dạy pha chế không chỉ truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình cho học viên, mà còn phải truyền lửa đam mê và một tinh thần rèn luyện vô cùng nghiêm túc, để họ có thể tự tin đứng sau quầy bar pha chế những thức uống tinh tế mà chuyên nghiệp. Đó chính là lý do vì sao lại gọi những người dạy pha chế là thầy của những nghệ nhân.
Để có thể dạy pha chế đồ uống cho học viên, những người thầy này được ví như một “kho tàng kiến thức” về pha chế. Đầu tiên, tất nhiên họ cực am hiểu về rượu, lịch sử rượu, các loại rượu, ngửi thoáng mùi thôi cũng biết đó là rượu gì, nồng độ bao nhiêu, kết hợp với nguyên liệu nào thì cho ra thứ cocktail tuyệt vời. Nếm rượu là biết sản xuất năm bao nhiêu, rượu thật hay giả, ngon hay không.
Tiếp theo, những công thức pha chế cocktail truyền thống họ nhớ như in, chỉ cần nêu tên là có thể đọc vanh vách trong ly cocktail đó có những loại nguyên liệu nào, định lượng pha chế ra sao, và bên cạnh đó là những câu chuyện xoay quanh ly cocktail đó. Lựa chọn những kiểu ly thích hợp cho từng loại thức uống khác nhau cho từ cocktail, mocktail, đến trà, cafe.
Phần khó khăn nhất trong pha chế là phân biệt được độ cồn của rượu. Đôi khi cùng một loại rượu nhưng do nhiều nhà sản xuất khác nhau cũng có vị khác nhau. Do đó, nếu nếm vị không chuẩn có thể khiến ly cocktail trở nên khác thường.
Bên cạnh những thức uống truyền thống, những bậc thầy dạy pha chế còn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo ra những thức uống mới lạ, ngon, và giàu dinh dưỡng phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Sự sáo mòn và cứng nhắc trong pha chế sẽ làm mất đi cái hồn của các loại nguyên liệu phối hợp với nhau. Việc am hiểu và sử dụng thuần thục dụng cụ pha chế được coi là yêu cầu nhất thiết không thể thiếu của một nghệ nhân pha chế.
Pha chế ngon, chuẩn mới chỉ là một phần của người dạy pha chế đồ uống. Để làm chứng tỏ đẳng cấp, điều khó nhất chính là nghệ thuật biểu diễn. Những ai biểu diễn càng điêu luyện thì càng đứng trên đỉnh cao vinh quang.
Để thực hiện được những động tác biểu diễn (flair bartending, showmanship…) họ phải luyện tập không ngừng nghỉ và chịu nhiều thương tổn trong quá trình thực hành. Những nhân viên pha chế biểu diễn kỹ thuật quăng chai tương tự như diễn viên xiếc lành nghề với việc quăng chai lên không trung, kết hợp xoay người đẹp mắt để bắt chai một cách chính xác.
Những nghệ nhân dạy pha chế còn có thể thực hiện quăng nhiều chai một lúc và rót rượu chính xác vào từng cốc trong nháy mắt. Để thực hiện được điều đó, họ cần trải qua quá trình luyện tập sức bền, sự khéo léo và độ chuẩn xác. Sản phẩm cuối cùng đưa đến cho thực khách phải thỏa mãn đầy đủ thị giác, thính giác, khứu giác và cả xúc giác nữa.
Nếu một bartender giỏi có thể nắm rõ những công thức pha chế, tạo ra những thức uống khó phai trong lòng người thưởng thức thì một bậc thầy dạy pha chế chuyên nghiệp và tài năng còn biết kéo những khách hàng cũ quay lại quán, và thu hút khách hàng mới bằng những kỹ thuật trình diễn thiện nghệ đầy mê hoặc.
Trong bất cứ ngành nghề nào cũng cần sự đam mê và tận tâm trong công việc. So với trước đây, khi các bartender chưa có môi trường học tập đúng đắn, thường áp dụng kiểu học từ những tiền bối đi trước thì ngày nay đã có rất nhiều trung tâm dạy pha chế đồ uống uy tín. Nhưng để tìm được một người dạy pha chế có tâm không phải dễ.
Theo anh Hoàng Đức Thuận – Giảng viên dạy pha chế tại trung tâm Smart Goal dậy pha chế đồ uống, người đã có kinh nghiệm làm bartender nhiều năm tại những quán bar lớn tại Việt Nam cho rằng bartender nếu muốn tiến xa trong sự nghiệp chỉ có một con đường đó là đam mê và khổ luyện. Một bartender biết khổ luyện theo đuổi đam mê thì mới tạo ra được những thức uống mang thương hiệu bản thân và tiến gần đến thành công.
Nếu một học viên cần rất nhiều đam mê, rất nhiều khổ luyện mới có thể đứng vững trên con đường sự nghiệp thì một người dạy pha chế còn cần cố gắng gấp đôi. Cố gắng không chỉ là truyền dạy cho học sinh những kiến thức và kinh nghiệm làm nghề lâu năm mà còn cần thổi lửa đam mê thúc đẩy học viên vươn lên tầm cao mới. Để làm được điều đó, họ phải thật sự tận tâm với nghề.