Trong cuộc sống, những người hướng nội gặp rất nhiều bất lợi trong mọi hoạt động bởi khả năng giao tiếp xã hội hạn chế. Và con đường để họ trở thành lãnh đạo tập thể lại càng khó khăn hơn bởi công việc này yêu cầu tài ăn nói, điều mà đa số người hướng nội còn thiếu sót.
Nhưng thực tế lại đi ngược với định kiến, rất nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới là người hướng nội, hai ví dụ nổi tiếng nhất chính là Bill Gates và Mark Zuckerberg. Vậy liệu có cơ hội nào cho họ trong ngành nhà hàng? Câu trả lời là có, thậm chí những quản lý nhà hàng mang tính cách hướng nội còn có những sức mạnh đầy bất ngờ.
Khác với người hướng ngoại luôn năng nổ và tỏa ra năng lượng nhiệt huyết, người hướng nội trầm tĩnh hơn. Họ biết cách khai thác những thế mạnh riêng có của mình. Đó là lý do những người hướng nội hoàn toàn có thể trở thành quản lý nhà hàng xuất sắc.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng, não bộ người hướng nội sẽ hoạt động nhiều hơn khi xử lý các thông tin thị giác. Vì thế, họ có khả năng tập trung vào những chi tiết nhỏ mà hầu hết mọi người bỏ qua. Điều này thực sự phù hợp trong ngành nhà hàng, bởi những tiểu tiết đó sẽ góp phần tạo nên chất lượng phục vụ hoàn hảo. Đặc biệt, khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng thì đây là một lợi thế rất lớn. Họ có thể vạch ra những phương án, dự liệu các tình huống có thể xảy đến cho công việc kinh doanh. Từ đó, những đối sách quản lý nhà hàng hướng nội vạch ra có phần vẹn toàn hơn.
Khả năng tập trung đáng nể của mẫu người hướng nội sẽ cho ra những thành quả phi thường. Nhìn chung, não bộ của người hướng nội chỉ có thể hoạt động với công suất thấp, tức là họ suy nghĩ được số ít vấn đề trong khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp họ tập trung hơn vào công việc chuyên môn của mình. Với môi trường kinh doanh nhà hàng đầy bộn rộn, việc bạn trải đều sự quan tâm cho các vấn đề sẽ khiến mọi việc đều dở dang. Tinh thần tập trung giải quyết theo trình tự ưu tiên lại trở nên hữu dụng trong tình huống này.
Sự điềm đạm là đặc tính dễ nhận thấy ở những lãnh đạo hướng nội. Họ khó lòng nôn nóng hay bị suy chuyển bởi tình huống đột xuất. Bạn biết đấy, trong ngành nhà hàng hàng, những sự cố với khách hàng là chuyện khó tránh khỏi, có những khi yếu tố thay đổi đột ngột sẽ khiến công việc của bạn bị ảnh hưởng lớn. Sự bối rối của nhà quản lý có thể ảnh hưởng đến tất cả, thật tai hại nếu như cả nhà hàng đều lung lay và rối loạn như vậy. Nhưng với những quản lý nhà hàng hướng nội họ đón nhận việc này một cách bình thản, cất giữ những suy tính và cảm xúc sau mặt nạ điềm nhiên. Sau đó, họ âm thầm đi tìm những đối sách đáp trả.
Không phải bàn cãi nhiều về điều này, mọi người đều nhận định rằng những người hướng nội sâu sắc hơn và họ có thể tạo nên những mối quan hệ bền vững. Trong ngành công nghiệp nhà hàng, mọi sự vận động dường như đều gấp gáp và có đôi khi sai sót xảy ra. Với một nhân viên, họ sẽ cực kì sợ hãi vì sẽ phải chịu la mắng, kỉ luật. Điều này gây nên căng thẳng và khiến nhân viên dễ bỏ việc. Riêng những quản lý nhà hàng hướng nội, họ nhẹ nhàng và giải quyết thấu tình hơn. Họ sẵn sàng và đủ kiên nhẫn để lắng nghe tâm sự của các nhân viên. Sự khác biệt này tạo nên tâm lý thoải mái ở nhân viên và xây dựng được văn hóa làm việc với mối liên kết bền chặt.
Điều này hẳn đi ngược với quan điểm của mọi người. Những người hướng nội thậm chí có thể nói rất tốt trước đám đông. Hãy nhìn vào ví dụ tiêu biểu nhất, Tổng thống Mỹ Barack Obama. Sự sâu sắc giúp họ có thể đưa ra những thông điệp ý nghĩa. Đồng thời, những quản lý nhà hàng hướng nội sẽ có xu hướng nghiên cứu kĩ vấn đề và nhờ đó họ có thể trình bày vấn đề thấu đáo. Sự tỉ mỉ trong tính cách sẽ giúp họ dự liệu và chuẩn bị sẵn những câu hỏi có thể. Điều này giúp họ có thể phát biểu tốt trước đám đông. Các nhân viên khi được hướng dẫn và đào tạo bởi một người quản lý hướng nội sẽ có cơ hội lĩnh hội kiến thức toàn vẹn nhất.
Những ý kiến trên có thể thuyết phục chúng ta rằng người hướng nội hoàn toàn có thể trở thành nhà quản lý tài ba đúng không. Thậm chí, khi nhiều người còn phải bận rộng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm qua những lớp học quản lý nhà hàng hay lao vào thực tế, thì tự thân những người hướng nội đã có những tố chất phù hợp cho công việc này.
Vậy nhưng, trong một nhà hàng, người quản lý không thể vì bất kì lý do nào để trì hoãn việc giao tiếp trực tiếp và thường xuyên đối với đa số những người hướng ngoại còn lại. Tất cả những ưu điểm trên của họ đều được xây dựng từ sự độc lập của cá nhân, nhưng công việc trong kinh doanh nhà hàng lại cần nhiều đến quá trình tương tác trực tiếp. Đây là những khó khăn thực sự mà họ phải đối mặt hàng ngày. Làm thế nào để những quản lý nhà hàng hướng nội có thể vượt qua?
Câu nói trên nên được hiểu theo nghĩa bóng, có nghĩa là những quản lý nhà hàng nên tìm cách tạo thời gian cho suy nghĩ. Trước khi tiếp xúc với mọi người, hãy dành cho bản thân thời gian để tĩnh lặng. Để làm được điều này, hãy tạo thói quen lập kế hoạch cho mọi công việc. Sự chuẩn bị trước sẽ giúp những quản lý nhà hàng kiểm soát được mọi việc và trách những tình huống vượt ngoài dự kiến. Điều này cũng đúng khi bạn có một cuộc họp tập thể. Hãy cho mọi người và cả bạn có khoảng thời gian thư giãn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Dù thế nào, việc đối mặt với tần suất cao với nhiều người cũng sẽ gây căng thẳng nhất định cho những người hướng nội. Hãy tận dụng tối đa những công nghệ tân tiến để giúp sức cho việc này. Các phần mềm quản lý và camera an ninh sẽ giúp bạn giám sát được toàn bộ công việc. Hay khi trao đổi với đối tác, bạn có thể chọn hình thức giao tiếp qua email, điện thoại thay vì đàm phán trực tiếp. Việc tương tác gián tiếp sẽ giúp người hướng nội không sợ hãi, thoải mái bộc lộ khả năng của mình hơn.
Trong những cuộc họp đông người, ánh mắt tập trung của mọi người có thể khiến bạn khó chịu. Đặc biệt là khi bạn giữ vị trí quản lý nhà hàng, các nhân viên có xu hướng dò xét thái độ của bạn. Dù có chuẩn bị kĩ lưỡng thì việc bị theo sát đối với người hướng nội là hoàn toàn gò bó, khi đó sai sót có thể xảy đến bất ngờ. Việc bạn cần làm chính là giảm bớt số người tham dự đến mức tối đa. Điều này sẽ làm bạn thoải mái hơn, đồng thời sẽ rút ngắn thời gian họp khi không có quá nhiều ý kiến đối lập. Những cuộc nói chuyện một đối một cũng rất phù hợp để bạn bộc lộ quan điểm mà không phải lo lắng.
Khi xét về khả năng thành công, không quan trọng bạn là ai, vấn đề cốt lõi là bạn đã thực hiện như thế nào. Bởi bất kì ai cũng có những ưu và nhược điểm riêng, cái chính yếu là mỗi người cần biết cách làm nổi bật những điểm mạnh đó và hạn chế điểm yếu.Nếu bạn là một người hướng nội mong muốn trở thành quản lý nhà hàng, đừng ngần ngại, hãy can đảm vượt qua những thách thức để thành công.