Hội chứng “nhìn không thấy” – Bài học đắt giá trong kinh doanh nhà hàng

Xu hướng thiết kế bếp nhà hàng nổi bật
April 2, 2016
13 lý do tại sao bạn thất bại trong kinh doanh nhà hàng (Phần 4)
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

Hội chứng “nhìn không thấy” – Bài học đắt giá trong kinh doanh nhà hàng

Diyono Santoso là một người Indonesia nhập cư trái phép tới Malaysia nhưng chỉ trong vòng 3 đến 4 năm, anh đã có thể mua được một cơ ngơi nhờ vào sức lao động chân chính của mình. Xuất phát từ việc bán đồ ăn trên vỉa hè, anh đã tích lũy được một số vốn và thành lập một công ty nhỏ, trở thành một doanh nhân thành đạt.

Vì sao, Diyono Santoso lại thành công được như vậy? Chính bởi anh không mắc phải hội chứng “nhìn không thấy” trong kinh doanh. Đây cũng là bài học đắt giá trong kinh doanh nhà hàng mà Smart Goal muốn gửi đến những quản lý nhà hàng. Hãy cùng xem câu chuyện của Diyono Santoso trong cuốn sách “Triệu phú thầm lặng” nhé.

“Đa phần mọi người đến đây đều là khách du lịch, đi máy bay và đặt chân lên mảnh đất này đầu tiên! Còn tôi đến đây bằng tàu như một người nhập cư bất hợp pháp và tôi đáp xuống đây bằng đầu”. Đây là lời trò chuyện giữa Diyono và Chef Li, nó đã khiến ông không kìm được mà thốt lên tại sao.

Diyono nói rằng: “Tôi đã phải lặn dưới biển để bơi vào bờ khi tàu gần cập bến. Các tàu này thường đến gần bờ trước bình minh và chúng tôi được lệnh phải nhảy xuống biển và tự bơi. Ai nấy đều rét run bởi nước biển buổi sáng rất lạnh. Tôi đã đến đây như thế đấy.”

Qua buổi trò chuyện, Chef Li biết được Diyono đã làm việc một năm tại cánh đồng dầu cọ tại Perak (Indonesia) nhưng không được trả lương. Anh tuyệt vọng nên đã trốn đến Kuala Lumpur cùng vài người bạn. Mẹ anh đã phải bán hết đất đai của bà để trang trải cho chuyến đi đó với mong muốn vực dậy được tinh thần con trai. Từ đó, Diyono đã tự hứa với lòng sẽ không trở lại khi chưa gây dựng được cơ đồ và chăm lo cho mẹ.

bai-hoc-dat-gia-trong-kinh-doanh-nha-hang1

Bắt đầu cuộc sống mới

“Tôi đã lang thang khắp Kuala Lumpur trong gần một tháng để tìm việc nhưng lại sợ bị lừa một lần nữa. Tôi đã quyết định dành thời gian để đánh giá tình hình trước khi đi bước tiếp theo.”, anh kể.

Trong suốt thời gian này, Diyono đã quan sát và đúc kết được 3 điều :

  • Thứ nhất: Mọi người ở đây đều có tiền, người có nhiều, người có ít, nhưng không ai vô sản cả.
  • Thứ hai: Không ai ở Kuala Lumpur mặc cả khi mua hàng có giá 1 Ringgit Malaysia (RM). Những thứ này được coi là đồ rẻ rúm, thậm chí bọn trẻ cũng có thể mua chúng.
  • Thứ ba: Bạn có thể bán bất cứ thứ gì ở đây, miễn là có thể thuyết phục người mua về sự hữu dụng của chúng.

Rồi anh kết luận một cách đầy tự tin: “Vì vậy, dựa trên những quan sát này, tôi nghĩ, bất cứ ai sản xuất được hàng hóa trị giá từ 50 xu đến 1 RM đều sẽ dễ dàng tìm được nguồn khách hàng và kiếm lời!”.

Với suy nghĩ nhạy bén đó, Diyono Santoso khởi đầu với ý tưởng bán sữa đậu nành và red cendol (một loại đồ uống lạnh với thành phần gồm sữa dừa, siro và thạch đỏ, tại một địa điểm nhỏ gần khu ẩm thực, và anh chỉ bán vào buổi tối.

Ngày đầu tiên, anh còn ế khá nhiều hàng nhưng cũng thu về được khoảng 100 RM, song anh vẫn tự tin và tăng dần số lượng hàng bán mỗi ngày.

Nhận thấy nhu cầu của khách hàng, Diyono mạnh dạn đầu tư kinh doanh. Anh thuê địa điểm bán hàng rộng hơn, bán cả ngày với nhiều loại đồ uống giải khát bình dân hơn.

Sau 2 năm, Diyono đã có tổng cộng 7 gian hàng. Anh thuê thêm nhân công để quản lý các gian hàng đó. Với mỗi gian hàng anh kiếm được 100 RM mỗi ngày, nhân lên với 7 gian hàng thì mỗi tháng thu nhập của anh tăng lên 21.000 RM. Quả là một con số ấn tượng.

Diyono đưa ra kết luận: “Anh có thể dễ dàng mua được cả cơ ngơi mới dù chỉ bán đồ giải khát ở vỉa hè Malay!”

Quả thực như vậy, chỉ trong vòng 3 đến 4 năm, anh đã có thể mua được một cơ ngơi từ sức lao động chân chính của mình. Sau này anh đã chuyển nhượng công việc kinh doanh lại cho một người Indonesia di cư khác với giá 100.000 RM.

Với những kinh nghiệm kinh doanh tích lũy được cùng số tiền nhượng quyền, Diyono trở về nhà với 400.000 RM. Từ số vốn này, anh thành lập công ty nhỏ tại Indonesia và trở thành một doanh nhân thành đạt.

bai-hoc-dat-gia-trong-kinh-doanh-nha-hang2

Nghe Chef Li phân tích về thành công của Diyono

Chef Li cho rằng thành công của Diyono như một tiêu chuẩn để phấn đấu hơn nữa nhằm mong đạt được những thành tựu trong tương lai. Liệu có phải “thành công là số phận của anh ấy và anh sinh ra đã được mặc định sẽ thành công?”

Không phải, mọi người đều có thể quan sát thế giới và nắm bắt được thị trường như nhau. Nhưng, Diyono thấy còn lại thì không. Và, đó chính là hội chứng “nhìn nhưng không thấy”.

Theo phân tích của Chef Li, đây là hiện tượng khá phổ biến với nhiều người khác. Rất nhiều người Malay vẫn đang sống trong nghèo đói, thất nghiệp, không chỗ ở ổn định, trong khi đó, ngay cả những người tị nạn từ Campuchia cũng có thể sống trong những căn hộ tiện nghi và lái những chiếc xe sang trọng.

Họ không phải là những người làm giàu bất chính hay sống dựa trên sức lao động của người khác. Trái lại, họ dựa vào sức lao động của bản thân, làm đủ thứ nghề từ bán quần áo, bán kem dạo hay bán đồ ăn vỉa hè bằng sự tận tâm và khát khao làm giàu. Điều quan trọng nhất là họ “nhìn và thấy”, trong khi đa phần chúng ta “nhìn nhưng không thấy”.

Từ những phân tích của bản thân, ông kết luận rằng yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa thành công của Diyono và những người như anh gồm: tập trung vào mục tiêu sống của mình; có khả năng nhận biết các cơ hội; khao khát các cơ hội; có những bước đi tích cực để nắm bắt các cơ hội này.

Diyono tập trung vào mục tiêu sống của mình

Diyono có tư duy tập trung và biết rõ mục tiêu của đời mình. Anh đưa ra lịch trình rất rõ ràng và có trọng tâm. Đó là, kiếm được thật nhiều tiền để cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình. Với sự tập trung rõ ràng này, anh biết tìm kiếm các cơ hội ở đâu.

Đất nước Malaysia luôn mang đến cho mọi người cơ hội như nhau. Anh đã đến được đây bằng số tiền mẹ đã bán mảnh đất duy nhất của gia đình để đầu tư cho anh. Bà đã đặt cược “canh bạc” tốn kém này vào cậu con trai mình và nếu Diyono không tận dụng và nhận ra các cơ hội, cuộc sống của anh và cả gia đình sẽ rơi vào bế tắc.

Rõ ràng, những hoàn cảnh khó khăn có thể thúc đẩy chúng ta đạt được những thành tựu hoặc sự can đảm phi thường. Chúng ta phải chịu áp lực lớn, trả giá cao cho thất bại tiềm năng nhưng phần thưởng nhận về không hề nhỏ.

Áp dụng vào kinh doanh nhà hàng, những chủ đầu tư, những quản lý nhà hàng, hãy thử nghĩ xem, các bạn đã dành được bao nhiêu sức lực để tập trung vào mục tiêu mình đã đặt ra? Khi không thực sự cố gắng hết mình thì dường như thành công sẽ ở xa đích đến hơn rất nhiều.

bai-hoc-dat-gia-trong-kinh-doanh-nha-hang3

Diyono có khả năng nhận biết các cơ hội

Mỗi người đều có khả năng phát hiện ra các cơ hội khác nhau. Khả năng này phần lớn bị ảnh hưởng bởi xã hội, văn hóa, học vấn, nền tảng kinh tế… Diyono và những người như anh tin rằng Malay là miền đất hứa của các cơ hội.

Nhưng nếu không thể nhận ra và tận dụng các cơ hội đó, anh vẫn chỉ là một công nhân bị bóc lột sức lao động ở cánh đồng dầu cọ. Cuộc đời của anh vẫn quanh quẩn trong đói nghèo và số tiền của người mẹ bị phí hoài.

Nhưng Diyono đã nắm bắt được cơ hội nhờ phân tích đặc điểm về lối sống của người dân Malay. Sự quan sát của anh rất chân thực và xác đáng với tình hình kinh tế xã hội địa phương và anh đã coi đó là nền tảng cho ý tưởng kinh doanh của mình.

Mọi thành công không phải ngẫu nhiên mà đến. Bạn đã nghiên cứu tỉ mỉ về những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công và thất bại trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng chưa? Nếu chưa, hãy bắt tay tìm hiểu ngay từ hôm nay để tránh vấp phải những cái bẫy phá sản luôn được rải sẵn trên con đường đi của bạn.

Diyono khao khát những cơ hội

Theo bản năng, trong tình huống căng thẳng tột độ, con người có thể thúc đẩy bản thân vượt ra khỏi những giới hạn và ranh giới thông thường. Đối với Diyono cũng vậy, hoàn cảnh khó khăn đã thúc đẩy ý chí của anh vượt qua những rào cản. Và những khát khao cháy bỏng là bước đệm giúp anh tiến tới thành công lớn hơn.

Chúng ta có được ý chí sắt đá này là do đâu? Hãy tự đánh giá bản thân, xác định hoàn cảnh và năng lực chính mình với cái nhìn bao quát về vị trí hiện tại của chúng ta. Có phải chúng ta đang tụt hậu so với các đồng nghiệp của mình? Có phải nhiều người trẻ hơn chúng ta, nhưng lại thành công hơn chúng ta. Có phải nhiều bạn đồng trang lứa đang sống một cuộc sống giàu có hơn chúng ta…

Bằng cách liên tục đặt câu hỏi, chúng ta sẽ có được động lực kích thích bản thân nỗ lực hơn nữa để đạt được thành quả tốt hơn trong lĩnh vực kinh doanh nha hang. Hoặc chí ít là ngang bằng với những người hiện đang thành công hơn chúng ta. Từ đó, đặt ra những cột mốc cao hơn cho cuộc sống của bạn, liên tục đặt câu hỏi và phấn đấu không ngừng.

Khi khao khát cơ hội thành công, bạn sẽ tìm thấy được ngọn lửa đang bùng cháy trong mình.

Dù thành công đối với mỗi chúng ta là gì đi chăng nữa, phải luôn khao khát cơ hội, khao khát nhiều nhất có thể, tìm kiếm mọi khả năng và quan trọng hơn hãy đứng trên đôi chân của mình.

Cơ hội có thể ở bất cứ đâu nhưng lại không ở đâu cả. Điều quan trọng là bạn có chú ý quan sát và nắm bắt nó hay không. Ngay tại những lớp học quản lý nhà hàng, bạn cũng tìm kiếm được những cơ hội đầu tư, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm từ chính những học viên khác.

Diyono có những bước đi tích cực để nắm bắt các cơ hội

Các cơ hội đến và đi qua cuộc đời chúng ta với muôn hình vạn trạng. Một số không rõ ràng, trong khi một số khác lại khiến chúng ta hiểu sai hoặc có một ấn tượng sai lầm về bản chất thực sự của nó. Do đó, khả năng đọc và giải mã được những cơ hội đòi hỏi một tài năng phi thường và những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng, không liên quan gì đến nền tảng học vấn.