Những cách đơn giản giảm chi phí trong kinh doanh nhà hàng (Phần 1)

Quản lý nhà hàng theo “5 điều Bác Hồ dạy” (Phần 1)
April 2, 2016
5 yếu tố giúp quản lý nhà hàng ưu việt (P1)
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

Những cách đơn giản giảm chi phí trong kinh doanh nhà hàng (Phần 1)

Stacked products in open fridge

Kiếm lợi từ khách hàng không phải dễ, bởi bạn còn chịu sự cạnh tranh từ các nhà hàng đối thủ cùng sự khó tính của thực khách. Nghĩa là bạn là người khá thụ động trong việc điều chỉnh các yếu tố ngoại cạnh. Vậy nên việc nâng cao doanh thu nhà hàng rất khó khăn.

Ngược lại, chủ kinh doanh nhà hàng lại chủ động hơn trong việc kiểm soát các yếu tố đầu vào. Do đó, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhà hàng, người quản lý nên cân nhắc đến các giải pháp cắt giảm chi phí đầu vào. Smart Goal sẽ tiết lộ với bạn một số mẹo nhỏ để kinh doanh nhà hàng với chi phí tiết kiệm nhất. Ở phần một của bài viết sẽ là những mẹo nhỏ tiết kiệm trong nhà bếp.

Đây là khu vực quan trọng trong kinh doanh nhà hàng, là “con gà đẻ trứng vàng” cho nhà hàng bởi đây là nơi cho ra những món ngon phục vụ thực khách khó tính. Và nếu bạn muốn “nâng cấp” khu vực này lên hạng kim cương thì nên tập trung cắt giảm chi phí cho khu vực này. Bởi đây cũng là khu vực khiến chủ kinh doanh nhà hàng phải mở hầu bao nhiều nhất.

# Hãy ưu tiên đến các thiết bị tiết kiệm điện năng

Đây không phải lần đầu chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng những đồ dùng này. Tuy chi phí ban đầu bỏ ra cao hơn so với các sản phẩm cùng công dụng nhưng về lâu dài nó sẽ giúp bạn giảm được đáng kể hoá đơn thanh toán điện năng.

# Tối đa hoá hiệu quả sử dụng thiết bị

Nghĩa là bạn cần học cách sử dụng thiết bị đúng cách nhất. Cũng như việc bạn học cách kinh doanh nhà hàng, kiến thức là chưa đủ bạn còn cần đến kinh nghiệm nữa. Vậy nên bạn đừng chỉ nghĩ làm theo đúng hướng dẫn sử dụng là đủ. Hãy chịu khó tìm thêm những mẹo nhỏ tiết kiệm chi phí.

Tủ lạnh

Với thiết bị như tủ lạnh bạn nên đặt cách tường 5-10 cm và tránh xa các nguồn nhiệt. Thường là nên đặt cạnh bồn rửa để tiện cho việc sơ chế nguyên liệu. Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên và đảm bảo tủ lạnh phải kín cửa. Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp, không nên để nhiệt độ thấp quá sẽ hao tốn nhiều điện năng, bạn vặn núm điều chỉnh nút ở giữa là phù hợp nhất. Hạn chế bật tắt tủ lạnh hoặc mở cửa tủ quá lâu. Đây là những kiến thức căn bản hầu như mọi người đều nắm rõ.

 

Khi xếp thực phẩm vào tủ lạnh, không nên xếp quá chật. Hãy để chừa khoảng trống giữa các thực phẩm để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống. Nhưng cũng không nên để khoảng trống quá nhiều, không gian cần làm lạnh sẽ tăng lên làm thiết bị phải sử dụng nhiều điện năng hơn. Nếu trong trường hợp thực phẩm chỉ chiếm một diện tích nhỏ buồng giữ lạnh, để tiết kiệm điện, bạn nên sử dụng những miếng xốp xếp đầy vào buồng giữ lạnh nhằm thu hẹp không gian cần làm lạnh, giúp điện năng tiêu thụ ít hơn.

Bếp nấu

Hiện nay đã có rất nhiều loại bếp nấu điện, hồng ngoại nhưng bếp ăn công nghiệp hoặc nhà hàng vẫn sử dụng bếp gas nhiều nhất. Trước khi kinh doanh nhà hàng, chủ đầu tư đã cân nhắc và lựa chọn bếp nấu rất kĩ. Nhưng ngay cả khi bạn chọn được loại tốt nhất vẫn nên kiểm tra mức dộ an toàn của nó.

Nếu chiếc bếp gas bị rò rỉ thì việc sử dụng hao tổn gas hơn bình thường, hơn thế lại không an toàn. Hãy kiểm tra chiếc bếp ga bằng cách nhìn ngọn lửa, nếu lửa đỏ hơn bình thường chứng tỏ bếp ga của bạn không đạt chuẩn.

Khi sử dụng, nên mua những chiếc nồi mỏng và đảm bảo an toàn, sử dụng nồi áp suất hoặc nồi giữ nhiệt. Như vậy thức ăn vẫn chín và đảm bảo độ ngon cũng như không làm hao tốn gas khi đun nấu. Trong khi đầu bếp chế biến nên chuẩn bị sẵn sàng các nguyên liệu để chế biến trong một lần thôi. Bên cạnh đó, hãy chú ý điều chỉnh lửa trong quá trình chế biến. Đầu bếp chỉ cần để lửa vừa với đáy nồi, không nên để ngọn lửa quá to chờm ra cả phía ngoài.

Bồn rửa

Thông thường, mọi người hay có thói quen xả nước liên tục khi rửa tay hay rửa chén bát. Nếu rửa tay chỉ mất một thao tác ngắn nên lượng nước lãng phí không nhiều. Nhưng khi bạn rửa bát chén hay sơ chế nguyên liệu, bạn thường bị gián đoạn rất nhiều bởi những thao tác phụ như lấy đồ, xếp đồ. Nếu vòi nước vẫn để mở, thử tưởng tượng xem nhà hàng đã lãng phí nước đến thế nào.

Stacked products in open fridge

Stacked products in open fridge

Stacked products in open fridge

Stacked products in open fridgeNên hạn chế rửa tay, rửa bát hay bất cứ thứ gì dưới vòi nước chảy. Việc làm này rất hao tổn nước mà chưa chắc đã sạch theo ý muốn. Hãy xả nước ra bồn rửa và tái sử dụng nguồn nước nếu được. Cách làm này giúp tiết kiệm hơn bạn tưởng rất nhiều.

giam-chi-phi_smartgoal2

# Bảo quản thực phẩm

Phần lớn các chủ kinh doanh thường nghĩ rằng bảo quản thực phẩm phải cần đến thiết bị làm lạnh. Và đa số nhân viên cũng nghĩ như bạn nên họ cố nhét đầy thực phẩm trong tủ lạnh. Tuy nhiên đây lại là một quan điểm sai lầm. Cách quản lý nhà hàng tốt là bạn nên hướng dẫn nhân viên những gì họ chưa biết. Bởi đa phần nhân viên nhà hàng đều chưa qua trường lớp đào tạo.

Với thực phẩm như thịt, cá trong nhà hàng thường mua và chế biến trong ngày. Nếu số nguyên liệu này thừa ra, nên rửa sạch, để ráo và bảo quản trong tủ lạnh. Với các gia đình, khi mua số lượng lớn có thể trữ đông. Nhưng vì việc kinh doanh nhà hàng là liên tục nên các nguyên liệu được dùng thường xuyên hơn. Vì vậy hãy nhắc nhở nhân viên tránh để thực phẩm trên ngăn đá, việc rã đông sẽ mất rất nhiều thời gian.

Những loại rau gia vị thường được sử dụng để làm tăng độ hấp dẫn cho món ăn, nhưng lại có nhược điểm là rất mau hỏng. Với những loại nguyên liệu này thì nên rửa sạch, để trong hộp kín, việc này có thể tăng thời gian sử dụng lên đến một tuần.

giam-chi-phi_smartgoal3

Tuy tiện lợi nhưng việc kéo dài bảo quản lạnh sẽ khiến các thực phẩm bị giảm hương vị, vì vậy dù sao cũng nên nhắc nhở nhân viên của bạn cân đối nguyên liệu với lượng khách ghé thăm. Có một số thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh như cà chua, khoai tây, hành tây, bí, … Đây là những thực phẩm rất phổ biến và có thể để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài mà vẫn giữ được hương vị.

Hiệu quả kinh doanh nhà hàng là điều bạn muốn đạt tới, nhưng người thực hiện lại chủ yếu là nhân viên. Do đó, hãy thực hiện đào tạo nhân viên và thường xuyên kiểm tra kĩ năng, kiến thức của họ.

# Tiết kiệm gia vị

Nhìn chung thời gian bảo quản của gia vị rất lâu, nhưng cái khó là làm sao để có thể giữ được chất lượng tốt nhất khi chế biến. Chủ kinh doanh nhà hàng nên chú ý tới những mẹo nhỏ dưới đây để lưu ý với nhân viên nhà bếp.

Trong hạt tiêu có chứa một lượng tinh dầu nhỏ , nếu bạn xay ra thì bạn sẽ không để được lâu vì tinh dầu rất dễ bay hơi. Cách tốt nhất bảo quản hạt tiêu là để tiêu nguyên hạt đựng vào lọ thủy tinh, đậy nắp túi bóng lên trên. Chỉ nên xay một lượng nhỏ dùng dần trong thời gian ngắn. Trước khi cho hạt tiêu vào lọ bạn cũng nên bỏ hạt tiêu vào trong tủ lạnh 2-3 ngày để hạt tiêu khô bớt, như vậy bạn có thể bảo quản hạt tiêu từ 2-3 năm .

giam-chi-phi_smartgoal4

Vùi gừng trong cát ẩm sẽ đảm bảo độ tươi ngon của loại gia vị này. Để một tờ giấy thấm dưới đáy lọ muối sẽ giúp hút ẩm, tránh vón cục.

Quản lý nhà hàng ăn uống rất phức tạp, bạn không chỉ phải lo những vấn đề vĩ mô, mà ngay cả những chi tiết nhỏ như việc lưu ý nhân viên những mẹo nhỏ trên đây. Về mặt kiến thức quản trị các bạn có thể bổ sung từ những khoá học quản lý nhà hàng ngắn hạn. Để trả lời câu hỏi học quản lý nhà hàng ở đâu bạn có thể tìm hiểu tận nơi những trung tâm đào tạo.

Còn với những kiến thức như Smart Goal đã đề cập phía trên, bạn hẳn sẽ rất phân vân khi không thể nhận định được thông tin chính xác. Để tiết kiệm thời gian, tập trung vào việc kinh doanh nhà hàng, hãy theo dõi những bài viết của chúng tôi nhiều hơn nhé. Smart Goal sẽ mang tới cho bạn những thông tin thú vị, đầy đủ nhất về ngành kinh doanh nhà hàng.