Quản lý nhà hàng: Đau đầu với bài toán nhân sự (P2)

Quản lý nhà hàng: Khi nhân viên “tuổi trẻ tài cao”
April 3, 2016
Kỹ năng giúp bạn kinh doanh nhà hàng thành công (P2)
April 3, 2016
Hiển thị tất cả

Quản lý nhà hàng: Đau đầu với bài toán nhân sự (P2)

Ở phần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu tâm lý nhân viên, cùng một vài bí quyết quản lý nhân sự hữu hiệu. Hãy tiếp tục cùng Smart Goal tìm hiểu những phương pháp tưởng như đơn giản mà áp dụng vào quản lý nhà hàng lại đạt hiệu quả không ngờ.

Ngưng chỉ tay năm ngón

Bạn là quản lý nhà hàng bạn có quyền chỉ đạo? Đúng vậy, nhưng trong công việc, cách quản lý nhà hàng tốt nhất không phải chỉ là “chỉ tay năm ngón”, yêu cầu nhân viên phải làm theo cách của bạn trong khi mức độ khả thi của những phương pháp đó chỉ mới được bạn nghĩ ra trong đầu.

Mỗi nhân viên đều có suy nghĩ riêng, họ có những phương pháp làm việc khác nhau. Việc của một người lãnh đạo không phải là gạt đi những phương pháp cá nhân đó mà phải dung hòa được cách làm của nhân viên với quy tắc và định hướng chung của nhà hàng.

Một quản lý nhà hàng hướng dẫn nhân viên cũng chỉ thông qua lời nói mà không thực hiện bằng những hành động cụ thể, liệu rằng đội ngũ nhân viên sẽ phục và làm theo bạn? Có thể họ sẽ vẫn làm theo bạn, vì bạn là cấp trên, nhưng công việc chỉ dừng ở mức hoàn thành chứ không phải là hoàn thành xuất sắc.

Bạn hãy nhớ rằng trong lĩnh vực nhà hàng lý thuyết thôi là chưa đủ, những kỹ năng thực tế mới quan trọng. Nếu bạn chỉ dạy nhân viên qua một vài buổi thuyết trình, thì họ khó có thể làm tốt. Vậy nên đừng nói suông, hãy đứng dậy và hành động đi. Hãy làm mẫu vài ba lần cho nhân viên được “mục sở thị” thì họ mới học nhanh.

Đặc biệt, khi đội ngũ nhân viên của bạn toàn những người trẻ, với khả năng tiếp thu cực tốt, sau quá trình cầm tay chỉ việc đó họ đã có thể làm việc ổn rồi. Vậy đâu quá khó để cả nhà hàng tạo thành một ê kíp làm việc vừa chuyên nghiệp, hiệu quả, mà quản lý nhà hàng  lại tạo được tầm ảnh hướng tốt đối với nhân viên.

quan-ly-nha-hang-dau-dau-voi-bai-toan-nhan-su5-1024x683

Phân công công việc hợp lý

Khi đã là quản lý nhà hàng ăn uống, bạn phải đưa ra được những bảng mô tả công việc cho từng bộ phận trong nhà hàng và các quy trình làm việc tương ứng.

Bạn nghĩ sao khi một nhà hàng khách thường đông vào buổi trưa hơn buổi tối, nhưng quản lý lại tuyển nhân viên ca tối đông hơn ca sáng? Mỗi sáng đi làm trở thành một cơn ác mộng với nhân viên ca sáng, quá nhiều công việc để làm mà lại quá thiếu người. Cách làm này kéo dài khiến thể chất nhân viên giảm còn tinh thần làm việc đi xuống trầm trọng.

Để tránh tình trạng công việc chồng chéo, thiếu sự sắp xếp chuyên nghiệp hãy lập bảng kế hoạch phân bố công việc một cách hợp lý. Trước tiên, quản lý nhà hàng cần xác định được nhà hàng mình cần những gì và điều gì sẽ giúp nhà hàng hoạt động hiệu quả nhất.

Hãy dựa theo các tiêu chí như: Nhà hàng bắt đầu mở cửa đón khách lúc mấy giờ, thời điểm nào trong ngày đông khách nhất, khu vực nào trong nhà hàng được khách yêu thích (đối với phạm vi nhà hàng rộng)… từ đó có sự sắp xếp ca làm việc, số lượng nhân viên, phân chia người làm việc từng khu vực như thế nào.

Quản lý nhà hàng càng phân công công việc chi tiết, rõ ràng và hợp lý rất có ích cho sự hoạt động của nhà hàng. Điều này giúp nhà hàng hoạt động vừa chuyên nghiệp, lượng công việc cân đối giữa các nhân viên, và giúp giảm thiểu tình trạng “dẫm lên chân nhau” trong công việc.

quan-ly-nha-hang-dau-dau-voi-bai-toan-nhan-su6

Làm chủ cảm xúc

Là người lãnh đạo lúc nào bạn cũng phải giữ đầu óc luôn tỉnh táo và bình tĩnh trước mọi sự việc, kể cả tình huống nghiêm trọng đến thế nào. Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng không thể tránh được những câu chuyện xảy ra giữa khách hàng và nhân viên. Trong mọi tình huống xảy ra, tiêu chí của nhà hàng luôn là khách hàng luôn đúng, nhưng đừng vì thế mà đã vội có những thái độ, cử chỉ không phải với nhân viên như mắng mỏ, miệt thị nhân viên trước mặt khách. Chắc hẳn khách hàng cũng không thoải mái gì khi thấy cảnh đó và nhân viên thì đặc biệt lại càng không muốn bị mắng trước mặt nhiều người.

Một quản lý nhà hàng giỏi là người biết điều khiển cảm xúc của bản thân. Hãy thể hiện đúng vai trò cấp trên của mình và bình tĩnh giải quyết. Trước hết quản lý nhà hàng cùng nhân viên xin lỗi khách hàng. Sau đó hãy tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách giải quyết thấu tình đạt lý để cho khách hàng thấy thoải mái nhất, và nhân viên cũng cảm thấy nể phục bạn.

Thực tế có nhiều quản lý nhà hàng, luôn muốn thể hiện uy quyền của mình, xảy ra tình huống bất ngờ luôn trách móc nhân viên trước tiên, và câu mở đầu luôn là “Anh (chị) đã bảo rồi”, hay “Có thế thôi mà cũng không làm nổi”… Song, với những nhân viên trẻ, còn non kém kinh nghiệm, việc xử lý tình huống chưa tốt, điều bạn cần làm là tạo ra những buổi đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên chứ không phải chỉ có trách phạt, đổ trách nhiệm cho họ.

Nên nhớ nhân viên sai là có một phần trách nhiệm của bạn trong đó, nhân viên của bạn sai nhiều chứng tỏ năng lực quản lý của bạn cần xem xét lại.

quan-ly-nha-hang-dau-dau-voi-bai-toan-nhan-su4-1024x540

Tôn trọng, lắng nghe và đưa ra những lời khuyên hữu ích

Bạn nên biết rằng mỗi người là một cá thể độc lập, khác biệt trong tư duy và hành động. Khi làm quản lý, bạn hãy học cách quản lý nhà hàng linh hoạt để có những điều chỉnh thiết thực giúp nhân viên làm việc tốt hơn. Hãy đối xử với nhân viên bằng sự tôn trọng, hướng dẫn và lãnh đạo nhân viên bằng cả tấm lòng của bạn.

Khi bạn thực sự tôn trọng nhân viên, biết lắng nghe những ý kiến của nhân viên dù là hợp lý hay không, đánh giá tất cả những ý kiến đó một cách nghiêm túc và công bằng, thậm chí phải đặt mình vào tình huống của nhân viên, và đưa ra những lời khuyên hữu ích, chân thành với nhân viên cấp dưới của mình, thì chắc hẳn đội ngũ làm việc của bạn sẽ luôn tôn trọng và hết lòng làm việc theo những tiêu chí bạn đề ra.

Khi đó, quản lý nhà hàng không chỉ hiểu được tâm tư, mong muốn của nhân viên, mà bạn còn làm cho họ thấy tin tưởng bạn hơn, rút ngắn khoảng cách giữa mối quan hệ cấp trên – cấp dưới và giúp cho tập thể nhà hàng của bạn ngày càng trở nên vững mạnh.

Để có một mối quan hệ tốt trong công việc với cấp dưới không phải việc đơn giản, và trong một sớm một chiều, mà là cả một quá trình. Một vài những chú ý trên đây tuy không phải là tất cả, nhưng hi vọng sẽ giúp ích phần nào trong việc quản lý đội ngũ nhân viên của bạn trong nhà hàng.