Trở thành quản lý nhà hàng: Từ chối hay chấp nhận?

3 vấn đề quản lý nhà hàng cần lưu tâm
April 2, 2016
Kinh doanh nhà hàng với bài toán thực đơn
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

Trở thành quản lý nhà hàng: Từ chối hay chấp nhận?

Một cơ hội thăng chức và trở thành quản lý nhà hàng, rất tuyệt vời đúng không? Chưa chắc, hãy suy nghĩ thật cẩn trọng. Phản ứng đầu tiên và vội vàng của bạn khi được thăng chức có thể là một sai lầm lớn cho bạn, cả về công việc lẫn cuộc sống riêng. Cũng trong thời điểm này, bạn cũng sẽ phân vân giữa việc nhận hay từ chối. Hầu hết ai cũng mong muốn đạt được thành công nhất định trong sự nghiệp, nhưng đảm nhận một trọng trách không đơn giản chỉ là có thêm danh tiếng và mức lương cao hơn.

Vậy, làm thế nào để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt trong trường hợp này? Hãy bắt đầu từ việc trả lời 5 câu hỏi dưới đây.

Bạn đã sẵn sàng để đảm nhận công việc mới?

Quản lý nhà hàng là một công việc vất vả, bạn toàn quyền kiểm soát nhà hàng nhưng cũng vì vậy mà trách nhiệm của bạn cũng tăng lên. Có thể ông chủ của bạn đã rất ấn tượng với năng lực và sự cố gắng của bạn, bạn rất phấn khích với lời đề nghị thăng chức, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã sẵn sàng để nhận thêm nhiều trách nhiệm khác.

Có thể bạn là một đầu bếp giỏi và nhiều kinh nghiệm nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn đủ kĩ năng để đảm nhận công việc quản lý nhà hàng. Vị trí này đòi hỏi rất nhiều kĩ năng khác nhau chứ không thiên riêng về một chuyên môn nào. Nếu không được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng, công việc mới của bạn có thể sẽ là một thất bại trong sự nghiệp của bạn. Dù biết đây sẽ là cơ hội lớn nhưng chính bạn mới biết chính xác rằng mình có khả năng đảm đương hay chuẩn bị điều gì cho công việc mới hơn là ông chủ.

Tất nhiên, nếu bạn chưa đủ kiến thức và kĩ năng, điều này hoàn toàn có thể khắc phục nếu bạn bổ sung thiếu sót bằng cách tham gia các khóa học quản lý nhà hàng ngắn hạn, tham khảo thông tin trên mạng, hỏi ý kiến người có kinh nghiệm,… Vì vậy đừng vội từ chối cơ hội thăng tiến chỉ vì thấy mình chưa đủ khả năng nhé. Ông chủ của bạn có lý do để đưa ra lời đề nghị hấp dẫn này.

quan-ly-nha-hang-tu-choi-chap-nhan-smartgoal1

Bạn có muốn gánh vác thêm trách nhiệm?

Tất nhiên, công việc mới với vị trí cao hơn sẽ đi kèm với trách nhiệm nặng nề hơn. Mọi người đều ý thức được điều này và … dừng tại đó. Quan điểm đại khái này sẽ khiến bạn không hình dung được tất cả những khó khăn của vị trí quản lý nhà hàng. Đến khi bạn đảm nhận công việc, bạn sẽ dễ dàng bị vấp váp do chua chuẩn bị kĩ lưỡng về tinh thần, điều này sẽ gây ra những sai sót trong công việc, không tốt chút nào đúng không.

Do đó, khi nhận được lời đề nghị từ phía chủ nhà hàng, hãy tự vấn về những công việc cụ thể bạn sẽ phải làm, những vấn đề thường nhật bạn sẽ phải giải quyết. Ví như bạn sẽ phải làm thêm giờ không? Bạn sẽ giám sát những ai? Công việc có bắt buộc di chuyển nhiều không? Những câu hỏi càng cụ thể thì bạn sẽ càng dễ dàng mường tượng và định hình công việc sau này. Cuối cùng, hãy xác định xem bạn có thích thú với công việc mới đó hay không.

Bạn có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp?

Với quy mô một nhà hàng, quản lý nhà hàng gần như đã là một chức vụ cao nhất. Nhưng hãy nghĩ xa hơn, liệu đây có phải là cái đích của bạn, liệu rằng bạn có thể tiến xa hơn hay chỉ mãi ở vị trí này? Bạn sẽ tiếp tục đạt được vị trí tổng quản lý của chuỗi nhà hàng hay làm việc cho những môi trường rộng lớn hơn.

Hãy nghĩ về những lợi ích khi bạn ở vị trí này, bạn nhận được những gì. Có thể nhiều người cho rằng đây là đòi hỏi quá mức. Những hãy nhìn nhận thẳng thắn, trách nhiệm và quyền lợi luôn song hành, khi đảm đương vị trí quản lý nhà hàng có nghĩa rằng trách nhiệm bạn tăng lên nhưng quyền lợi không nên chỉ dừng ở mức lương tăng theo. Bởi bạn còn phải hi sinh cơ hội cho những mục tiêu cao hơn nữa. Vậy nên hãy chắn chắn rằng bạn có thể đảm nhận vị trí này mà vẫn có đủ thời gian và tâm trí phấn đấu cho mục tiêu khác.

Bạn có phải từ bỏ công việc yêu thích không?

Sự đánh đổi là rất lớn, công việc yêu thích của bạn là gì? Bạn đam mê và nỗ lực vì nó, nhờ vậy mà thành quả của bạn được ghi nhận. Nhưng khi được thăng chức, có thể bạn sẽ không còn đảm đương công việc cũ, vậy điều này có ý nghĩa thế nào với bạn? Khi không có niềm yêu thích, lương bổng và chế độ đãi ngộ mới có thể là động lực để bạn nỗ lực cống hiến hay không?

quan-ly-nha-hang-tu-choi-chap-nhan-smartgoal2

Hãy cân nhắc vấn đề này thật kĩ, bởi khi bạn không toàn tâm toàn ý cho vị trí mới, khi ở cương vị quản lý nhà hàng, mọi sai sót của bạn sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh nhà hàng. Và có thể bạn sẽ mất đi vị trí mới và cả công việc yêu thích trước đây.

Bạn có thể cân bằng cuộc sống?

Bất kì sự thay đổi nào cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, bởi bạn cần thời gian để thích nghi. Nhất là khi công việc quản lý nhà hàng sẽ trao thêm trách nhiệm cho bạn, liệu bạn có thể cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống cá nhân? Bạn sẽ phải lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, xem xét các báo cáo tài chính, xét thưởng và xử phạt nhân viên,… những việc này có thể khiến bạn hạn chế tham gia các hoạt động khác sau giờ làm. Bạn có còn hào hứng nữa không? Hay bạn có chấp nhận sự đánh đổi này? Nếu không, hãy tiếp tục với công việc hiện tại.

Giữ gìn hòa khí

Trường hợp bạn từ chối lời đề nghị thăng chức, hãy gặp riêng ông chủ và nói rõ rằng bạn không thể nhận vị trí mới tại thời điểm này. Chia sẽ thẳng thắng những kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm bạn có phù hợp nhất cho công việc hiện tại. Nên thêm vào việc bạn cần hoàn thiện bản thân để đảm nhận công việc mới một cách tốt nhất. Họ sẽ cân nhắc về những đánh gía của bạn và đưa ra quyết định.

Rất nhiều người lo lắng khi đã từ chối thì cơ hội không thể đến lần hai để rồi quá sức với công việc mới và phạm sai lầm. Những hãy tâm niệm rằng bạn phù hợp nhất ở vị trí hiện tại và bạn cần thời gian để phấn đấu cho mục tiêu khác. Khi bạn nỗ lực, cơ hội mới sẽ tự đến. Đồng thời, hãy trao đổi những kết quả mà bạn mong muốn đạt được và những điều bạn cần được đào tạo để đạt được những kết quả đó. Ông chủ sẽ đánh giá tốt về chí hướng phấn đấu và có thiện cảm về bạn.

Hãy cân nhắc kĩ về lời đề nghị thăng chức. Đôi khi từ chối không có nghĩa là kết thúc.