13 lý do vì sao bạn thất bại trong kinh doanh nhà hàng (phần 7)

Bí kíp “vải thưa che mắt thánh” khi lên thực đơn nhà hàng
April 2, 2016
Thiết kế thực đơn nhà hàng theo xu hướng mới
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

13 lý do vì sao bạn thất bại trong kinh doanh nhà hàng (phần 7)

J.B.Bactông đã nói rằng: “Cố chấp và bảo thủ là bằng chứng chắc chắn nhất của sự ngu si.” Không phải ngẫu nhiên mà đã có nhiều phe phái lên án tư tưởng bảo thủ. Không chịu đổi mới, luôn khăng khăng cho rằng ý kiến của mình là đúng, không quan tâm đến xu hướng thay đổi trên thế giới… chỉ là một vài đặc điểm của người giữ tư tưởng bảo thủ. Trong kinh doanh nhà hàng cũng vậy, nhiều chủ nhà hàng hay quản lý nhà hàng giữ tư tưởng bảo thủ này khiến nhà hàng không thể phát triển mạnh hơn nữa, thậm chí là dẫn đến thất bại.

Hãy cùng Smart Goal tìm hiểu vì sao tư tưởng bảo thủ lại ảnh hưởng sâu sắc đến việc kinh doanh nhà hàng như thế trong bài viết dưới đây.

Tư tưởng bảo thủ và mối nguy hại

Bảo thủ xét về góc độ cá nhân là một tính cách, lối tư duy. Người bảo thủ là người thích duy trì cái cũ mà không muốn tiếp thu cái mới. Hay nói một cách hình tượng, bảo thủ là người dùng tay nắm chặt một vật không muốn buông. Với sự phát triển tinh vi của khoa học kỹ thuật ngày nay, người giữ tư tưởng bảo thủ, không chịu thay đổi dễ bị lạc hậu, tụt lại phía sau.

Những thứ họ nắm trong tay có thể là vật giá trị, kiến thức, kinh nghiệm nhưng cũng có thể là những thứ lỗi thời, cũ hỏng và không còn phù hợp với hiện tại nữa.

Bảo thủ và cố chấp luôn song hành cùng nhau. Nếu như bảo thủ là không chịu thay đổi thì cố chấp là người một mực giữ nguyên ý kiến bản thân, là người luôn chấp nhất đến những sai sót của người khác. Biểu hiện tiêu cực và cụ thể nhất là bằng mọi giá bảo vệ một điều đã bị phủ đinh, bất chấp uy tín, danh dự, bất chấp nhìn thấy sự thất bại trước mắt nhưng vẫn khăng khăng rằng mình không sai.

Chắc hẳn các bạn vẫn hay nghe nói: “Đó là quan điểm của tôi, nếu bạn không thích thì đừng nói chuyện với tôi nữa”, hay “tôi thích đọc sách của tác giả A vì những gì họ viết rất hợp với tôi”… đó là dấu hiệu của những người bảo thủ. Anh A khen anh B vì có điểm tương đồng với mình. Nhưng kì thực là đang khen ngợi chính mình, còn người được khen chỉ đóng vai trò trung gian mà thôi.

Đừng đánh đồng quan điểm riêng với việc giữ khư khư cái tôi của mình mà không quan tâm đến sự chuyển động không ngừng của xã hội. Một chủ nhà hàng không biết xoay đổi cục diện nhà hàng theo xu hướng mới, nhu cầu của khách hàng thì cách tốt nhất hãy tự đóng của nhà hàng của mình trước khi nó rơi vào bẫy phá sản.

Animal Trap Collection Close

Lối tư duy bảo thủ trong kinh doanh nhà hàng

Tư tưởng bảo thủ ở tầng lớp trung niên

Đất nước Việt Nam, đất nước của cây lúa nước, với nền kinh tế tiểu nông. Con người Việt Nam được đánh giá là có tầm nhìn thấp, ngắn hạn, hay thay đổi, muốn đi đường tắt vì thiếu kiên nhẫn chờ đợi một kết quả lâu dài. Tư tưởng bảo thủ trì trệ cũng từ đây mà ra.

Theo nhiều nhà kinh doanh nước ngoài , các nhà kinh doanh Việt Nam không coi trọng chữ tín, hay viện dẫn các lý do khách quan để bao biện cho hành động sai của mình, không tính đến quyền lợi của những người có liên quan.

Thế giới chuyển mình trong xu hướng hội nhập cùng phát triển, không tránh khỏi những thay đổi, Việt Nam cũng từng bước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp, tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa giao lưu với quốc tế. Lẽ tất dĩ ngẫu, nền văn hóa ẩm thực đa dạng hơn, xu hướng tiêu dùng, nhu cầu mong muốn được thỏa mãn của khách hàng cũng thay đổi. Trước tình hình thị trường thiên biến vạn hóa, mà các nhà kinh doanh nhà hàng trung niên vẫn giữ tư tưởng bảo thủ tất sẽ bị đào thải.

Lối kinh doanh nhà hàng bảo thủ của tầng lớp này được thể hiện rõ nhất ở 3 điểm sau:

  • Tư tưởng cũ, lạc hậu, không chịu đổi mới
  • Luôn cho rằng kiến thức và kinh nghiệm của mình là nhất
  • Coi thường những giá trị của người khác

Không bắt kịp những trào lưu mới, hay vì không muốn thay đổi mà những Lớp quản lý nhà hàng có thâm niên này đang dần dần “giết” chính nhà hàng của họ. Hãy tự hỏi, bạn sẽ “bán thứ khách hàng cần hay bán thứ bạn có?”. Thật tuyệt vời nếu câu trả lời của bạn là “khách hàng cần đúng thứ bạn có”. Nhưng liệu số khách hàng trong tương lai tăng lên được bao nhiêu và phần trăm khách hàng cũ ở lại với nhà hàng bạn được bao nhiêu?

Ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp không chịu thay đổi này chính là những quán cháo chửi, phở chửi nổi tiếng Hà Nội một thời. Khi nền điều kiện kinh tế còn khó khăn, khách hàng chấp nhận ăn ngon nhưng dịch vụ tệ. Nhưng, xã hội phát triển, nhu cầu của thực khách ngày nay không chỉ dừng ở việc được ăn ngon mà còn muốn được phục vụ tốt.

Sau khi được đài báo đăng tin, những quán hàng cháo chửi, phở chửi dường như càng trở nên nổi tiếng, khách đến ăn xếp hàng nườm nượp và tất nhiên vẫn phải nghe tiếng quát tháo, chửi bới của chủ quán và nhận thái độ vô lễ của nhân viên nhà hàng. Nhưng một thời gian sau, những quán ăn này giảm hẳn lượng khách, doanh thu cũng giảm dần. Lý do vì sao?

Bởi vì, bản tính con người rất tò mò, họ muốn đến ăn để kiểm chứng những gì đài báo nói có phải sự thật. Và sau một lần thì ai cũng “xách dép chạy”, không muốn quay lại. Hãy xem, những quán ăn đó đã mất những gì từ tư tưởng cố chấp của họ.

Hay một ví dụ ở tầm vĩ mô hơn, chính là sự sụt giảm doanh số thảm hại của McDonald’s. Chúng ta đều biết, McDonald’s là một trong những chuỗi  cửa hàng ăn nhanh tầm cỡ nhất thế giới. Với hơn 70 năm tồn tại và sở hữu khoảng 31.000 nhà hàng tại 119 quốc gia. Nhưng, ông chủ của nhà hàng này luôn giữ quan điểm cũ và thờ ơ với các xu hướng ẩm thực mới, dẫn đến tình trạng nhà hàng không bắt kịp những thay đổi về thói quen ăn uống của thực khách và chịu thua lỗ lớn.

Những người bảo thủ luôn tự cho rằng mình đúng và luôn tự ý làm theo cách của mình. Thông thường, những chủ nhà hàng này chỉ có kiến thức về kinh doanh, nhưng họ lại luôn muốn mọi việc trong nhà hàng theo ý mình.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều về câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”. Những ông thầy bói mù đánh nhau vì ai cũng cho rằng mình đúng, và không chấp nhận mình đúng, không tiếp nhận cách nhìn của người khác. Nếu họ biết chấp nhận quan điểm của người khác, lắng nghe những luồng thông tin trái chiều, thì việc tập hợp lại 5 ý kiến khác nhau đã có thể mường tượng sơ về hình dáng con voi.

tu-tuong-bao-thu-trong-kinh-doanh-nha-hang2

Chủ nhà hàng bảo thủ cũng vậy, họ tự lên thực đơn mà không hỏi ý kiến đầu bếp để cân bằng món ăn, nguyên liệu và những chi phí phải chi trả. Hay việc thiết kế nhà hàng đòi hỏi phải có kiến thức về kiến trúc, nội thất, óc sáng tạo và con mắt nghệ thuật. Nhưng, những quản lý nhà hàng bảo thủ bỏ qua hết những chi tiết đó và thực hiện thiết kế theo cảm quan cá nhân.

Thay vì bỏ thời gian và công sức sửa sai, họ hoàn toàn có thể trở nên thoải mái và linh hoạt bằng cách trao đổi cụ thể với bộ phận thiết kế, xây dựng nhà hàng. Làm việc theo nhóm có thể làm thay đổi toàn bộ ý tưởng, nhưng điều đó chỉ nhằm mục đích chung là làm cho nhà hàng, quán ăn tốt hơn.

Những chủ nhà hàng bảo thủ sẽ rất dễ đánh mất người tài bởi phong cách quản trị độc đoán. Khi ý kiến của nhân viên không được coi trọng thì họ sẽ nhanh chóng chán nản và tìm kiếm một nơi làm việc khác phù hợp hơn. Bên cạnh đó, việc khói dung hòa ý kiến làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhà đầu tư hay đối tác. Dẫn đến việc chia năm sẻ bảy nhà hàng hoặc đóng cửa.

Bảo thủ trong kinh doanh nhà hàng ở giới trẻ

Ở tầng lớp thanh niên, tư tưởng bảo thủ cũng có nhưng thể hiện ở những phương diện khác. Họ rất nhanh thích nghi với sự thay đổi của thế giới nhưng họ lại mắc căn bệnh sính ngoại. Nhiều người kinh doanh nhà hàng theo hướng Âu hóa mà không tính đến khẩu vị truyền thống của người Việt Nam và những nhu cầu ẩm thực của thực khách.

Với những kiến thức thu được trong nền giáo dục mới, những người trẻ đánh giá thấp kiến thức và kinh nghiệm của tầng lớp đi trước. Họ tự cao tự đại, bất chấp những lời khuyên được đúc rút từ bài học kinh doanh nhà hàng trong nhiều năm của thế hệ trước.

Một mặt trái của sự hội nhập chính là bài trừ những giá trị truyền thống. Nếu bạn nghĩ rằng mở nhà hàng theo phong cách châu Âu, Nhật hay Hàn thì không cần tính đến khẩu vị và phong cách ăn uống của khách hàng thì bạn đã nhầm. Bởi ngay cả quán phở Hà Nội mở trong Sài Gòn cũng phải biến tấu nước dùng ngọt đường để phù hợp với khẩu vị người miền Nam. Vậy, cớ gì, bạn lại không thể làm như thế chỉ vì tư duy bảo thủ của mình.

Biện pháp khắc phục

Không thể phủ nhận việc sửa đổi tính cách và quan điểm của một người rất khó. Nhưng, nếu bạn chịu nhìn ra nhược điểm của mình, những nguy cơ nhà hàng của bạn đã, đang hoặc sẽ gặp phải nếu cứ giữ mãi những ý niệm cố chấp đó thì không gì là không thể.

Hãy tập cách lắng nghe và tiếp nhận những nhận xét của mọi người để đưa ra phương án phù hợp nhất với việc kinh doanh nhà hàng của mình. Ngoài ra, bạn nên tham gia những khóa học quản lý nhà hàng để củng cố thêm kiến thức mới và nghe những chia sẻ của những chuyên gia lão làng trong giới dịch vụ nhà hàng.

Phần tiếp theo, Smart Goal sẽ mang đến bạn bài phân tích lý do thất bại tiếp theo – Phân tích sai thị trường. Hãy đón đọc!