7 Điều thú vị về nghề quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng- Bài toán doanh thu
April 25, 2016
Pha chế đồ uống ngon từ mật ong
April 27, 2016
Hiển thị tất cả

7 Điều thú vị về nghề quản lý nhà hàng

Cùng với sự lớn mạnh của ngành du lịch Việt Nam, hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn có những bước phát triển mới, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều bạn trẻ và góp phần hiệu quả cho việc quảng bá hình ảnh đất nước. Theo xu hướng đó, nghề quản lý nhà hàng đang trở thành một nghề nóng.

Tuy nhiên, ít ai biết rõ về công việc này. Sau đây là 7 điều thú vị mà nghề quản lý nhà hàng mang lại cho bạn.

  1. Môi trường làm việc hấp dẫn
    Nhà hàng được xem là một môi trường làm việc hấp dẫn, năng động. Những người làm nghề quản lý nhà hàng thường có cơ hội làm việc trong môi trường lịch sự, sang trọng, được tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, thuộc nhiều giới khác nhau và có mức thu nhập rất hấp dẫn.

51

  1. Nhà tổ chức và điều hành giỏi
    Nhà hàng- khách sạn là môi trường kinh doanh luôn luôn trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của mình. Do đó, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa tất cả các bộ phân. Việc lên kế hoạch làm việc khoa học cho từng bộ phần đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của nhà hàng. Và chính người quản lý nhà hàng sẽ làm nhiệm vụ đó.
    Ngoài ra, một người quản lý nhà hàng giỏi cần biết dung hòa mối quan hệ giữa các bộ phận của nhà hàng sao cho trôi chảy và hiệu quả. Trước những tình huống cấp bách, bất ngờ, những kiến nghị khiếu nại của khách hàng vì bất cứ lý do gì, người quản lý cũng cần phải bình tĩnh, khéo léo giải quyết vấn đề để hạn chế thiệt hại cho nhà hàng trong khi vẫn đảm bảo khách hàng thoải mái hưởng những dịch vụ của mình.

Restaurant-mgr-team

  1. Khéo léo và giao tiếp tốt
    Người quản lý nhà hàng cần có kỹ năng giao tiếp tốt để xử lý những tình huống cấp bách xảy ra, đặc biệt là những khiếu nại của khách hàng về thái độ phục vụ của nhà hàng. Do vậy, ngoài những kiến thức về quản trị nhà hàng khách sạn, người quản lý cũng phải thấu hiểm tâm lý khách hàng, tâm lý nhân viên.

diem-khac-biet-giua-cac-chuyen-nganh-quan-ly-nha-hang1-1024x683

  1. Khả năng ngoại ngữ tốt
    Làm quản lý nhà hàng, nhất là quản trị những nhà hàng lớn và sang trọng, tỷ lệ khách ngoại quốc sẽ rất cao. Bạn phải đủ khả năng ngoại ngữ để giao tiếp với khách một cách lịch thiệp và chuyên nghiệp. Những kỹ năng ngoại ngữ này bạn phải tự trau dồi trong quá trình làm việc. Ngoại ngữ giúp người quản lý nhà hàng có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, giao tiếp và chăm sóc khách hàng, tạo niềm tin của họ đối với nhà hàng. Khả năng ngoại ngữ có thể tích lũy trong quá trình làm việc, tuy nhiên, việc chuẩn bị tốt kỹ năng này trước khi bắt đầu vào nghề cũng mang lại cho bạn nhiều lợi thế.

khi-nguoi-tre-kinh-doanh-nha-hang_smartgoal3

  1. Hành trình gian khổ
    Không phải ngẫu nhiên mà những người thành công trong ngành nhà hàng thường bắt đầu từ những vị trí thấp nhất như phục vụ bàn, phụ bếp, tiếp tân,… Chỉ có thông qua những trải nghiệm thực tế, bạn mới có thể tích lũy đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý người khác. Bạn thử tưởng tượng mình sẽ quản lý nhà hàng như thế nào nếu không hề biết ở từng vị trí, từng khâu phải làm việc như thế nào?
    Cũng cần lưu ý rằng, quản trị nhà hàng, khách sạn là một ngành có mức độ đào thải cao. Do đó, ngay cả khi đã trở thành quản lý cấp cao, bạn vẫn cần tiếp tục học hỏi, nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng của mình để đáp ứng yêu cầu công việc.

nguyen-tac-quan-ly-nha-hang-thong-minh1

  1. Kiến thức tổng hợp
    Có thể nói, người quản lý nhà hàng là người có am hiểu về nhiều lĩnh vực. Điều này có được là do người quản lý nhà hàng cần làm việc với nhiều bộ phận, giao tiếp với nhiều đối tượng khách hàng. Trong quá trình hoạt động, để lên được một kế hoạch kinh doanh hợp lý, người quản lý cần có những kiến thức cơ bản về từ quản lý nhân viên, giao tiếp khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, am hiểu về rượu và các loại thực phẩm, có kiến thức văn hóa đặc trưng đa quốc gia,… Ngoài ra, họ còn cần phải được đào tạo các kỹ năng liên ngành quan trọng như ngoại ngữ, tin học, tài chính.

nguyen-tac-quan-ly-nha-hang-thong-minh3-1024x683

  1. Áp lực công việc cao
    Thông thường, nếu muốn thành công, một quản lý nhà hàng phải làm việc căng thẳng từ 50 đến 80 tiếng đồng hồ/ tuần. Với khối lượng công việc khổng lồ và thời gian làm việc nhiều gấp đôi người bình thường, bạn sẽ luôn luôn ở trong trạng thái phải đối mặt với áp lực hàng ngày. Hoạt động kinh doanh nhà hàng cũng có những đặc điểm khác so với những ngành khác. Trong khi, các doanh nghiệp khác nghỉ trưa hay ra về ăn tối, thì đó chính là thời gian hoạt động của các nhà hàng. Người quản lý nhà hàng cũng vậy. Vào những thời gian cao điểm ấy, người quản lý sẽ không có thời gian ăn uống đúng bữa. Việc bỏ bữa liên tục sẽ dẫn đến những tình trạng “bệnh nghề nghiệp” như đau bao tử, giảm sút sức khỏe, stress.
    Vì vậy, trước khi bước chân vào nghề này bạn phải chuẩn bị đầy đủ tinh thần và tâm thế chấp nhận làm việc bất kể thời gian.
    Nghề quản lý nhà hàng là nghề có cơ hội thăng tiến cao nhưng cũng có không ít khó khăn đòi hỏi người quản lý nhà hàng phải có niềm đam mê, lòng yêu nghề, nhiệt huyết cao.
    Nếu bạn là một người đam mê lĩnh vực này, chấp nhận những khó khăn thách thức thì hãy nhanh tay đăng ký ngay một khóa học quản lý nhà hàng. Cơ hội nghề nghiệp có thể mở rộng hơn với bạn đó.