Kinh doanh nhà hàng không phải việc gieo xúc xắc, đừng lặp lại sai lầm của những người đã nhảy vào kinh doanh và phá sản chỉ vì thiếu hiểu biết. Hãy cùng Smart Goal điểm qua 8 chú ý khi mở nhà hàng để xem bạn đã sẵn sàng cho công việc thú vị này chưa nhé!
Đừng nghĩ bạn kinh doanh nhà hàng thì chỉ cần quản lý công việc chung mà không phải quản lý chuyên môn của từng nhân viên. Đầu tiên, hãy tự rèn luyện mình với các công việc chế biến món ăn, pha cafe, trà hoặc bất kỳ đồ uống nào nhà hàng bạn có. Thành thạo từng công việc trong mỗi khâu sẽ giúp bạn kiểm soát tốt mỗi quy trình trong kinh doanh.
Hãy hiểu biết những gì bạn đang làm, học hỏi tất cả về các sản phẩm, đặc tính của từng nguyên liệu và cách kết hợp chúng, cách chế biến thường dùng. Những công việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ những yêu cầu của từng vị trí, từ đó có thể phân phối công việc hiệu quả hơn. Sau đó, hãy chia sẻ kiến thức và niềm đam mê của mình với nhân viên. Vì nếu họ không có cùng đam mê với bạn, họ sẽ không dốc hết sức làm việc.
Quản lý nhà hàng phải đặc biệt xem trọng yếu tố này. Bởi khi các nhà hàng ngày một nhiều hơn thì thị trường cũng càng gần điểm bão hoà, các sản phẩm, dịch vụ mang lại gần như tương tự nhau. Do đó, khách hàng hiện có xu hướng đề cao tính tiện lợi.
– Bạn cần phải cân nhắc thật kỹ địa điểm muốn mua hoặc thuê để mở nhà hàng. Bên cạnh đó, nhà quản lý nên xem xét các vấn đề như chủ nhà, yêu cầu đặt cọc cũng như thời hạn thuê nhà. Những chi phí cho địa điểm phải tính toán cân đối với điều kiện tài chính của bạn.
– Hãy tìm một chỗ đỗ xe quanh đó, quan sát lưu lượng tham gia giao thông vào những thời điểm nhất định trong ngày. Bạn nên thực hiện vào nhiều khung giờ cao điểm trong vài ngày để tính lượng khách hàng tiềm năng.
– Hãy đặt câu hỏi: trong những người ngang qua, liệu có bao nhiêu người muốn và sẵn sàng dừng lại, vào nhà hàng trước khi đi làm hay trên đường tan sở? Liệu có biển báo dừng hay cột đèn giao thông gần chỗ bạn? Hoặc nơi này liệu có đủ chỗ đỗ xe? Những tính toán chi tiết này sẽ giúp tạo sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.
Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu các hàng quán xung quanh. Nếu gần đó từng có nhà hàng phải phá sản hay chuyển địa điểm kinh doanh, bạn cũng nên nghiên cứu lý do họ thất bại. Rút kinh nghiệm từ thất bại luôn là những bài học sâu sắc nhất.
Đầu tiên, bạn cần một người am hiểu lĩnh vực luật pháp để có thể trợ giúp như hợp đồng thuê nhà, giấy tờ vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh nhà hàng,… Tiếp đó, hãy tìm một kế toán có kinh nghiệm để quản lý việc tài chính và tư vấn về các loại thuế phải nộp. Những vấn đề liên quan đến tài chính và luật pháp rất phức tạp, luôn thay đổi, do vậy hãy nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia. Bạn sẽ tiết kiệm thời gian để có thể quản lý những công việc khác. Tất nhiên, bạn cũng sẽ cần những trợ giúp khác, nên ưu tiên cho hai lĩnh vực trên.
Định giá là một việc rất phức tạp, và càng đặc biệt khó khăn hơn trong kinh doanh nhà hàng, khi mà các sản phẩm trong lĩnh vực này vô cùng đa dạng. Nó hoặc sẽ trở thành công cụ cạnh tranh sắc bén, hoặc sẽ đưa bạn tới thất bại nhanh chóng. Hãy tính toán mỗi lượt khách sẽ chi khoảng bao nhiêu cho nhà hàng của bạn, phải phục vụ bao nhiêu lượt khách mỗi ngày mới hòa vốn, và bao nhiêu thì bạn mới có lãi? Chi phí đầu tư của bạn là bao nhiêu? Liệt kê chi tiết những đề mục sẽ giúp bạn dễ dàng định giá hơn.
Có một chân lý nên nhớ: Nếu tất cả mọi người đều phàn nàn về giá cả, tức là nó quá cao. Nếu chẳng ai phàn nàn, tức là quá thấp. Còn khi chỉ có vài người kêu ca, tức là bạn đã định giá hoàn hảo. Hoặc bạn có thể định giá theo nhận thức về sản phẩm, khách hàng sẽ dễ chấp nhận mức giá bất kể cao thấp nếu biết rõ thông tin về sản phẩm.
Nhưng định giá là quá trình liên tục, chứ không chỉ xảy ra một lần. Nếu chi phí đầu vào tăng, giá sản phẩm cũng phải tăng theo và ngược lại. Hãy thử tăng giá nhẹ trong vài tháng và quan sát xem khách hàng có nhận ra hay không. Nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn quá xuất sắc, họ sẽ chẳng quan tâm bạn vừa nâng giá đâu. Nếu bạn không muốn điều chỉnh giảm giá, hãy khéo léo lồng vào các chương trình khuyến mãi.
Đừng thuê những người chỉ biết nghe lời, hãy tìm các nhân viên biết tiếp thu và đóng góp ý kiến. Đừng thuê những người chỉ biết bán hàng, hãy tìm nhân viên biết mỉm cười và có cùng đam mê với bạn. Khi kinh doanh nhà hàng, người quản lý hãy làm mẫu để họ noi theo. Học tập trực quan sẽ giúp họ mau chóng tiếp thu hơn. Hãy chăm sóc nhân viên nhà hàng thật tốt, trả lương xứng đáng. Họ sẽ nỗ lực hơn khi thấy cống hiến của họ được ghi nhận. Chi tiết về quy trình tuyển dụng nhân viên xem thêm tại đây.
Ngày nay, có rất nhiều người cũng tham gia kinh doanh nhà hàng. Hãy nghiên cứu các nhà hàng khác gần đó và để ý đến các quán mới mở sẽ giúp bạn rút ra được những yếu điểm trong kinh doanh của họ. Từ đó vạch ra một kế hoạch kinh doanh sáng tạo, xây dựng những giá trị mới nhằm thu hút khách hàng.
Khi đã hình thành được bản sắc riêng cho nhà hàng của mình, đừng tự mãn, bạn nên theo dõi xem liệu rằng có đối thủ nào đang cố trở thành bản sao của bạn. Sự giống nhau này sẽ làm tăng tính cạnh tranh hơn và dẫn tới tình trạng doanh thu giảm do mất khách hàng. Vì vậy, hãy luôn đổi mới liên tục để tránh bị sao chép.
Quản lý nhà hàng là một công việc đầy căng thẳng. Nhưng hãy luôn tâm niệm: “Bạn có thể thay đổi cả thế giới bằng một nụ cười”. Nhà quản lý có vai trò quan trọng tạo lập môi trường làm việc. Nếu bạn giữ thái độ vui vẻ, lạc quan mới có thể kiến tạo môi trường làm việc lành mạnh, giúp nhân viên bớt áp lực và thấy thoải mái hơn, tạo động lực làm việc cho họ.
Bạn cũng nên lập sẵn kế hoạch rút lui, thậm chí ngay cả khi vừa lên kế hoạch mở cửa. Đây không phải là sự nhụt chí hay lùi bước. Vì có thể, sau vài năm kinh doanh, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi do phải làm việc vất vả. Hãy tìm những nhân viên giỏi nhất, lên kế hoạch tài chính cho từng trường hợp khác nhau, đồng thời giao dần công việc hàng ngày cho nhân viên. Như vậy, bạn vẫn có thể quản lý nhà hàng và dành được nhiều thời gian hơn cho bản thân.