5 lỗi giao tiếp thường gặp của quản lý nhà hàng

Mạng xã hội, bí quyết marketing hiệu quả
April 3, 2016
Kỹ năng giúp bạn kinh doanh nhà hàng thành công (P1)
April 3, 2016
Hiển thị tất cả

5 lỗi giao tiếp thường gặp của quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng, công việc này không bắt buộc bạn phải “lao động chân tay” mà phần lớn bạn làm việc trong quá trình tương tác với mọi người. Với cường độ giao tiếp cao, bạn khó tránh khỏi những sai lầm. Tuy nhiên, hậu quả của những sai lầm này có thể khiến nhà hàng của bạn tổn thất lớn. Vì vậy, hãy đọc bài viết dưới đây và cố gắng khắc phục nhé.

Không nắm rõ mục đích

Giao tiếp cũng giống như khi bạn đi lại trên đường. Bạn phải biết đâu là điểm đích cuối cùng. Nếu không xác định cụ thể địa điểm thì bạn có chạy mòn lốp xe cũng chẳng đến đâu, đó là chưa kể việc tốn thời gian, tiền bạc và sức lực. Giao tiếp cũng vậy, bản thân chúng ta phải hiểu điều mình muốn nói thì người khác mới hiểu được chúng ta.

Vậy nhưng nhiều quản lý nhà hàng lại không làm được như vậy. Thông thường sai lầm này xảy ra khi bạn “giận quá mất khôn” hoặc ở những quản lý nóng nảy. Khi có sự cố xảy ra, thay vì nghiêm túc xem xét các chi tiết để đi đến quyết định thì bạn ngay lập tức “kết án”. Và người chịu trận thường là nhân viên của bạn. Tích tiểu thành đại, nỗi ấm ức chồng chất lâu ngày sẽ khiến nhân viên ra đi vào ngày không xa.

Nguyên nhân thứ hai nằm ở suy tính không bài bản. Học tập là điều tốt, nhưng phạm trù này hoàn toàn khác với rập khuôn. Bạn nhận thấy cửa hàng bên cạnh tự làm bánh ngọt và rất đắt khách, và bạn cũng nhanh chóng thuê một nhân viên làm bánh với mong muốn tương tự.

sai-lam-giao-tiep-quan-ly-nha-hang-smartgoal3

Sai lầm, hãy tính đến mô hình kinh doanh của bạn, một nhân viên trực thuộc cửa hàng sẽ khiến bạn chủ động hơn, vậy nhưng điều này có thực sự cần thiết? Nếu bạn kinh doanh nhà hàng, các đầu bếp của bạn đã có sẵn kỹ năng, tại sao không để họ học thêm một lớp nghiệp vụ về bánh ngọt. Và nếu như bạn kinh doanh cafe, mặt hàng chính của bạn là đồ uống, thay vì học làm bánh hãy tham gia các khoá học pha chế.

Theo đó, có hai cách đơn giản để bạn giao tiếp hiệu quả hơn. Thứ nhất, nghĩ trước khi nói, thay vì phản ứng ngay lập tức, hãy tự cho mình 5 giây hít thở sâu và suy nghĩ sau đó. Thứ hai, tham gia khoá học quản lý nhà hàng để có được tư duy logic và hành động đúng đắn hơn.

Mang định kiến

Khi bạn có thành kiến với một vấn đề hay con người thì cách xử sự cũng ít nhiều thay đổi. Và thường là theo hướng tiêu cực, lúc này bạn chẳng khác nào “thầy bói xem voi”. Chính điều này sẽ khiến bạn gặp phải nhiều cản trở trong giao tiếp.

Chúng tôi đã từng thấy trường hợp một quản lý nhà hàng đã từ chối làm việc với một nhà cung cấp gốc Thanh Hoá. Người quản lý sau này có chia sẻ rằng mặc dù giá nhà cung cấp đó cạnh tranh hơn so với các đại lý khác nhưng vẫn bị từ chối vì … “đề phòng ngộ nhỡ”. Và như vậy là họ đã đánh mất một cơ hội tăng lợi nhuận cho nhà hàng.

Để hạn chế ảnh hưởng của thành kiến đến quá trình giao tiếp hãy lắng nghe. Hãy lắng nghe trước khi đưa ra bất kì phán quyết nào. Nên nhớ, bạn là quản lý nhà hàng, mọi quyết định của bạn đều vì lợi ích của nhà hàng mà không phải cho riêng bạn. Bất kì quyết định nào có lợi cho nhà hàng nên được cân nhắc một cách khách quan nhất.

Sai phương pháp giao tiếp

Với mỗi một đối tượng, một mục đích giao tiếp khác nhau thì phương pháp giao tiếp cũng phải tương ứng thay đổi. Bạn không thể áp dụng một cách tiếp cận cho tất cả mọi người. Bạn có thể ra uy với nhân viên nhưng không thể ra uy với khách hàng, trừ khi bạn không muốn làm quản lý nhà hàng nữa.

sai-lam-giao-tiep-quan-ly-nha-hang-smartgoal5

Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý lựa chọn phương pháp giao tiếp cho bạn. Đối với những vấn đề mang thông tin phức tạp hoặc mang tính chất nhạy cảm, có khả năng ảnh hưởng tới cảm xúc của người nhận thì phương pháp giao tiếp trực tiếp là lựa chọn tối ưu. Ví dụ như, việc làm sai nội quy của nhân viên chẳng hạn. Nhiều quản lý nhà hàng cho rằng, nếu như nhân viên mắc lỗi nên cảnh cáo trước toàn thể nhân viên khác, vừa cho thấy tính nghiêm minh và răn đe số đông còn lại. Không sai, như đó là việc khi họ tái phạm, bạn cần phải xác minh cụ thể nguyên nhân trước khi phán xét.

Hoặc nếu trong trường hợp cần trao đổi những thông tin mang tính bảo mật như việc đàm phán với nhà cung cấp chẳng hạn. Bạn nên gặp mặt và trao đổi trực tiếp với họ. Việc này sẽ giúp cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi hơn.

Đối với những vấn đề đơn thuần là cung cấp thông tin một chiều thì những kênh thông tin gián tiếp như email, tin nhắn hay thông báo trực tiếp sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác cao.

Nói quá nhiều, nghe quá ít

Một quản lý nhà hàng độc đoán sẽ mắc phải lỗi sai này. Cung cấp quá nhiều thông tin cho đối phương sẽ khiến cuộc nói chuyện bị loãng, người nhận tin khó nắm bắt ý chính. Đó là chưa kể phút giây cao hứng nào đó sẽ khiến bạn tiết lộ bí mật kinh doanh của nhà hàng chẳng hạn.

sai-lam-giao-tiep-quan-ly-nha-hang-smartgoal6

Các nhà khoa học đã thống kê, mỗi ngày chúng ta nói khoảng 13000 từ đối với đàn ông và 20000 từ đối với phụ nữ. Với tần suất giao tiếp lớn như của quản lý nhà hàng thì con số này còn lớn hơn rất nhiều và thời gian giao tiếp càng dài thì khả năng chúng ta phạm sai lầm càng lớn. Bạn đã nghe câu “nói dài, nói dai, nói dại” rồi đúng không, đó là dành cho trường hợp này.

Để đối phó với sai lầm này, hãy sử dụng tối đa công suất của đôi tai. Thay vì nói nhiều, bạn nên tích cực lắng nghe. Khi lắng nghe, bạn sẽ tiếp nhận nhiều thông tin hơn, điều này đặc biệt tốt đối với quản lý nhà hàng để nâng cao chất lượng phục vụ. Nắm rõ bản chất vấn đề là con đường duy nhất của một quyết định thông minh.

Không phản hồi thông tin

Đây là một lỗi rất phổ biến khi giao tiếp, đặc biệt là khi sử dụng phương pháp trao đổi gián tiếp. Và nhất là khi ở vị trí của một quản lý nhà hàng, hẳn nhiều người từng bỏ ngoài tai ý kiến của nhân viên. Thử tưởng tượng bạn khó chịu ra sao khi bị “ngó lơ”, đối phương cũng vậy đấy.

Cách khắc phục lỗi giao tiếp này không hề phức tạp. Với giao tiếp trực tiếp, phản hồi bằng hành động gật đầu là cách đơn giản nhưng hiệu quả. Điều này cho biểu hiện rằng bạn đang chú tâm vào câu chuyện của đối phương. Bên cạnh đó, hãy đặt câu hỏi nếu muốn hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó. Một nụ cười, lời cảm ơn và cái bắt tay sẽ là kết thúc hoàn hảo cho cuộc nói chuyện. Với hình thức giao tiếp gián tiếp, hãy gửi mail hay tin nhắn phản hồi khi nhận được chúng. Nên nhớ rằng bạn cần trả lời sớm nhất có thể, bởi về lâu dài thì bạn sẽ quên chúng nhiều hơn.

Trên đây là 5 sai lầm phổ biến nhất, ngoài ra vẫn còn rất nhiều sai sót khác. Vẫn biết tránh mọi sai lầm là khó thực hiện. Vậy nhưng quản lý nhà hàng cần phải kiểm soát và hạn chế tối đa việc này bởi ảnh hưởng của nó đến công việc kinh doanh nhà hàng. Thực hành thường xuyên và rút kinh nghiệm từ các sai lầm là cách nhanh nhất để bạn quản lý nhà hàng giao tiếp thông minh.