Để hoạt động kinh doanh nhà hàng, quán café trở nên có hiệu quả, ngoài yếu tố quan trọng là mặt bằng mở cửa hàng ở vị trí thuận lợi, mặt đường chính và ở khu dân cư đông đúc hoặc ở các khu tòa nhà văn phòng thì vẫn còn nhiều yếu tố tác động lớn đền sự thành – bại của việc kinh doanh. Những yếu tố đó là gì?
Người quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của các nhà hàng, lựa chọn một người quản lý có tài, trung thực và nhiệt huyết sẽ giúp bạn giải quyết được rất nhiều vấn đề của cửa hàng. Thế nên, việc lựa chọn, xét duyệt hồ sơ của vị trí quản lý cửa hàng cần được xem xét kỹ lưỡng, nên ưu tiên những ứng viên đã có kinh nghiệm quản lý nhà hàng trong lĩnh vực bạn kinh doanh vì những người đó thường là đã có đầu mối quan hệ với các đối tác nguồn mua thực phẩm tốt.
Một người quản lý giỏi cũng là một người phải có kỹ năng lãnh đạo, khả năng giám sát nhân viên và thể hiện tiếng nói của mình đối với nhân viên – một người như thế sẽ nhận được sự tôn trọng và kính phục từ phía nhân viên, điều này rất có lợi cho công việc điều hành cửa hàng -> tham gia khóa học
Để tuyển dụng được một người quản lý tốt, hãy đề nghị với họ một mức lương hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của họ. Hoặc nếu không thể trả một mức lương cao, hãy đề nghị về một thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận – đây mà một trong những cách hữu hiệu nhất để tuyển dụng được những quản lý có tài và tạo cho họ động lực để cống hiên hết mình cho nhà hàng.
Người quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của các nhà hàng
Để khởi nghiệp bằng việc kinh doanh nhà hàng, bạn cần phải có 3 đầu bếp – 2 người làm full-time và 1 người làm part-time. Các nhân viên của nhà hàng có thể làm việc theo ca từ 10h sáng đến 4h chiều và từ 4h chiều đến khi đóng cửa hàng. Riêng bếp trưởng cần phải đến sớm vào mỗi buổi sáng để chuẩn bị cho mọi thứ trong ngày, bếp trưởng cũng sẽ là người lên thực đơn cho toàn cửa hàng. 1 đầu bếp làm full-time sẽ chịu trách nhiệm cho phần việc buổi sáng và đầu bếp kia sẽ làm công việc chiều, riêng đầu bếp làm part-time sẽ hỗ trợ nấu ăn trong thời điểm bận rộn nhất của nhà hàng.
Các trường đào tạo đầu bếp sẽ cho bạn những nhân viên làm đúng chuyên ngành, tuy nhiên, cần phải tham khảo các nguồn khác để chọn ra những ứng viên xuất sắc nhất cho vị trí mà cửa hàng bạn đang cần. Vị trí bếp trường và đầu bếp là những vị trí rất quan trọng đối với một cửa hàng ăn vì khách hàng chỉ quay trở lại cửa hàng của bạn khi họ được thưởng thức những món ăn thật sự ngon và họ được phục vụ chu đáo.
Mức lương mà bạn có thể trả cho bếp trưởng và các đầu bếp khác phụ thuộc vào kinh nghiệm của họ và thực đơn của nhà hàng. Đối với các đầu bếp làm part-time, bạn có thể trả lương căn cứ trên giờ làm việc. Đồng thời, cũng nên tham khảo mức lương ở các nhà hàng khác trước khi đưa ra quyết định mức lương mà bạn trả cho nhân viên.
Nhân viên phục vụ
Nhân viên phục vụ là những người có mối liên hệ mật thiết nhất với khách hàng, ví thế lựa chọn nhân viên phục vụ nên chú trọng vào những kỹ năng của họ như: kỹ năng giao tiếp, có nhanh nhẹn hay không, có dễ dàng tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, có tạo được không khí thoải mái, dễ chịu trong khi vẫn tuân thủ các quy định của nhà hàng, đặc biệt là trong giờ cao điểm.
Đối với kinh doanh nhà hàng thường có 2 thời điểm cần lưu ý: đó là lúc đông khác và vắng khách nhất. Xác định được 2 thời điểm này bạn sẽ dễ dàng sắp xếp lịch làm việc cho các nhân viên phục vụ một các hợp lý. Việc trả lương cho nhân viên phục vụ cũng nên căn cứ vào giờ làm việc của họ, hãy trả cho họ một mức lương phù hợp với thời gian và công sức họ bỏ ra cho cửa hàng của bạn, nhưng đừng trả cao quá so với mức chung của thị trường.
Công cụ hỗ trợ bán hàng và quản lý bán hàng phải là một sản phẩm giúp
giải quyết được phần lớn các khó khăn của nhà hàng
Rất nhiều nhà hàng khi chính thức bước vào kinh doanh đã gặp rất nhiều vấn đề khiến một người quản lý giỏi đến đâu cũng phải đau đầu tìm cách giải quyết, ví dụ như: mất khách quen vì vấn đề quá tải trong giờ cao điểm như phục vụ chậm, phục vụ nhầm, chờ thanh toán lâu; vấn đề định lượng nguyên vật liệu; thất thoát;… chính vì những vấn đề này mà các cửa hàng cần thiết phải có một công cụ hỗ trợ bán hàng và quản lý bán hàng hiệu quả.
Công cụ hỗ trợ bán hàng và quản lý bán hàng phải là một sản phẩm giúp giải quyết được phần lớn các khó khăn của nhà hàng trong các nghiệp vụ như: order, tính tiền, quản lý kho, quản lý nguyên vật liệu, báo cáo kinh doanh,… với những chức năng nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm hỗ trợ và quản lý bán hàng, tuy nhiên lựa chọn phần mềm nào cho hiệu quả – để nhà hàng của bạn ngày càng phát triển và được khách hàng tin tưởng – cũng là một bài toán mà các chủ cửa hàng cần hết sức quan tâm.