Không gian bếp vẫn luôn là khu vực được chú trọng trong nhà hàng. Nhưng ở Việt Nam phần lớn thiết kế bếp nhà hàng vẫn theo lối truyền thống, là phần không gian kín và biệt lập với khu vực khác. Tuy nhiên trên thế giới lại chuộng các xu hướng bếp hiện đại hơn. Đặc điểm chung của xu hướng này đó là sự kết nối cao với không gian khác, gia tăng sự tương tác với khách hàng.
Đây là xu hướng thiết kế bếp nhà hàng đã manh nha xuất hiện tại Việt Nam. Không gian bếp mở là nơi các đầu bếp chế biến món ăn trước sự chứng kiến của khách hàng. Thiết kế bếp mở có thể gây sự hứng thú và gây kích thích vị giác của khách hàng khi nhìn quá trình chế biến.
Thiết kế bếp nhà hàng theo dạng mở phù hợp với các món rán, xào, nướng. Đỉnh cao của nghệ thuật trình diễn với gian bếp mở chính là Teppanyaki của Nhật Bản. Đây cũng là loại hình thiết kế bếp dạng mở đầu tiên và phổ biến nhất tại nước ta.
Thiết kế bếp nhà hàng theo không gian mở rất phù hợp với nhà hàng có kích thước nhỏ. Bởi nó sẽ làm thoáng phần nội thất vốn bị o ép trong bốn bức tường, bởi các thiết bị chế biến được tích hợp vào hệ thống bếp. Đồng thời việc chứng kiến quy trình chế biến cũng sẽ khiến khách hàng bớt tập trung vào không gian bí bách của nhà hàng hơn.
Tuy nhiên, nhiều chủ kinh doanh nhà hàng lại cho rằng những thiết kế bếp dạng này chỉ phù hợp với những không gian sang trọng, bề thế. Thật sự là một sai lầm, nếu bạn đưa thiết kế này vào một không gian nhỏ sẽ càng phát huy được lợi thế tương tác giữa thực khách và đầu bếp nhà hàng, tạo nên không khí gần gũi mà một nhà hàng sang trọng không thể bì được.
Một lưu ý nếu bạn có ý định lựa chọn thiết kế này: “Đừng hở bạo”. Không gian mở như không có nghĩa là bạn “phanh phui” toàn bộ gian bếp cho khách hàng ngắm nghía. Bạn nên bố trí một gian bếp kín để sơ chế, hoặc chế biến sẵn các món nhiều thời gian như món hầm, ninh, nước sốt. Đây cũng là cách để bạn giữ được những bí quyết nấu ăn của nhà hàng, vừa giúp gian bếp mở phía ngoài luôn gọn gàng.
Thiết kế bếp nhà hàng dạng mở đòi hỏi luôn phải sạch sẽ, ngăn nắp. Do đó, quản lý nhà hàng phải nhắc nhở nhân viên về vấn đề vệ sinh. Các thiết bị bếp cần phải bắt mắt, thiết kế cao cấp. Nêu ưu tiên đầu tư cho thiết bị hút mùi và thiết bị chế biến. Một nhà hàng ngập dầu mỡ không hề hấp dẫn chút nào đâu.
Về phần thiết kế nội thất nhà hàng, khi bạn đã sử dụng kiểu bếp mở tức là sự chú ý phải hướng về phía các đầu bếp. Nên hãy làm nổi bật phần không gian đó với những màu sơn đơn sắc, hạn chế các chi tiết ở các không gian khác nhằm hướng sự tập trung vào khu bếp.
Trào lưu tự sướng là để bạn có thể khoe khoang một chút với bạn bè, và thiết kế bếp selfies cũng là để người quản lý khoe khéo sự “dư dả” của nhà hàng. Nếu như ở xu hướng trước, các đầu bếp có cơ hội trình diễn tài năng, thì ở đây là sân khấu để phô diễn các thiết bị trong nhà bếp.
Khác với phong cách trước, bạn có thể thoải mái bày biện những vật dụng nhà bếp như những món đồ trang trí. Thậm chí những thiết bị đã cũ cũng có sức hút lớn thay vì phải mua sắm các thiết bị tân tiến cho không gian bếp mở. Nhưng tất nhiên bạn phải đảm bảo những vật dụng đó còn dùng tốt và có độ bắt sáng nhất định. Bởi những thiết bị đó cũng được xem là “trang sức”, và một món trang sức đẹp phải không có tỳ vết nào.
Ở các nước phương Tây, không chỉ trưng ra những thiết bị, đồ dùng nhỏ xinh mà họ còn ưa đặt những lò nướng cỡ lớn bằng củi. Ánh sáng rực hồng từ lò than tạo nên không gian ấm cúng, đẹp mắt mà không cần mất công trang trí quá nhiều.
Hẳn có nhiều người nghĩ phong cách thiết kế này và kiểu bếp mở khá giống nhau. Thật ra phong cách thiết kế bếp mở phổ biến với hình thức phục vụ tại bàn, khách hàng và đầu bếp có thể tương tác cùng nhau trong quá trình chế biến. Còn bếp thiết kế dạng “selfie”, khách hàng không được phục vụ ngay tại bàn mà cũng chờ các món được mang ra từ khu bếp như thông thường. Điểm khác là họ được chứng kiến quá trình chế biến của đầu bếp ở tầm xa, chứ không trực tiếp như dạng bếp mở.
Nhắc nhở cho bạn: “Hãy biến không gian bếp thành viện bảo tàng, đửng để nó thành nhà kho”. Thiết kế bếp nhà hàng kiểu này phải thận trọng hơn trong cách bài trí, nếu không nhà bếp sẽ thành bãi chiến trường. Bạn có thể trưng ra mọi thứ, trừ thùng rác, hãy tích hợp nó trong ngăn tủ bếp. Điều này giúp tiết kiệm không gian và đảm bảo mỹ quan hơn rất nhiều.
Bắt nguồn từ châu Âu và phong cách này đang là một trào lưu tại Mỹ. Thực khách sẽ có cảm giác cực kì thú vị, bởi họ sẽ chính tay lựa chọn nguyên liệu và đưa cho đầu bếp nhà hàng chế biến.
Giờ bạn đã hiểu tại sao phong cách thiết kế bếp nhà hàng này lại phát triển ở Âu Mỹ chưa? Tại nơi ngập tràn đồ ăn chế biến sẵn người dân bắt đầu lo sợ về tình trạng thừa cân béo phì, nhưng họ lại quá bận rộn cho đời sống công nghiệp, thì đây là giải pháp quá hoàn hảo. Họ được lựa chọn nguyên liệu và đảm bảo đồ ăn được chế biến ngay tại chỗ mà không mất công đụng tay. Thật tuyệt vời phải không?
Rất tiếc là phong cách này chỉ dành cho những nhà hàng có không gian tương đối rộng. Bởi chủ kinh doanh nhà hàng phải để dành thêm một khoảng không gian rộng cho việc trưng bày nguyên liệu. Theo đó, vật dụng tối quan trọng cho phong cách này là thiết bị bảo quản để giữ nguyên liệu luôn tươi ngon.
Đồng thời, giai đoạn thiết kế nhà hàng lại phải chú trọng đầu tư hơn, đặc biệt là khâu phân chia công năng sử dụng cho từng không gian. Nếu không có kinh nghiệm, bạn hãy dành thời gian để trò chuyện với các chuyên gia setup nhà hàng để nhận được tư vấn phù hợp.
Lời khuyên cho bạn: “Là siêu thị, đừng trở thành một cái chợ”. Ưu điểm của siêu thị đó là sự sắp xếp nguyên liệu một cách khoa học, thay vì các gian hàng lẫn lộn nhau bạn nên phân chia các khu vực nguyên liệu ra riêng. Việc bày thịt cá và rau củ riêng là yếu tố cơ bản. Hãy sắp xếp những nguyên liệu trên theo nguồn gốc hoặc các loài cùng họ. Điều này sẽ tăng sự thích thú của khách hàng.
Và chũng tôi cũng nói thêm, đừng cố cơi nới siêu thị của bạn trở thành đại siêu thị như BigC. Số nguyên liệu càng nhiều có nghĩa là khách hàng càng có nhiều lựa chọn, bạn sẽ tự làm khó chính đầu bếp của mình. Bởi có thể thực khách sẽ có những lựa chọn kết hợp nguyên liệu khó hiểu. Hơn thế việc thiết kế nhà hàng sẽ rất khó để bố trí không gian lớn cho các nguyên liệu mà vẫn đảm bảo công năng của không gian khác.
Nếu bạn sợ rằng, việc hạn chế nguyên liệu sẽ khiến khách hàng nghĩ nhà hàng của bạn nghèo nàn. Hãy sử dụng tính đa dạng màu sắc của nguyên liệu. Ví dụ như ớt chuông có màu đèn tín hiệu giao thông, hãy bày đủ các màu ra các giỏ khác nhau. Khách hàng có khi lại hoa mắt vì cảm giác quá đầy đặn đấy, đây là mẹo đánh lừa thị giác bạn nên áp dụng đểv giới hạn nguyên liệu.