Kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam luôn đứng thứ hạng cao về tốc độ phát triển của ngành. Vậy nhưng sự phát triển này không hề đồng đều, chỉ tập trung tại những đô thị lớn. Và chất lượng dịch vụ cũng tương tự, đây là chủ đề so sánh và tranh luận trên rất nhiều diễn đàn, đặc biệt là phong cách phục vụ Bắc – Nam. Hôm nay, hãy cùng Smart Goal phân tích rõ hơn về vấn đề này nhé.
Rất nhiều ý kiến đưa ra, từ những khách hàng ngược xuôi Nam Bắc đến những người có kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng lâu năm, nhưng kết luận chung được đưa ra là phong cách phục vụ của người miền Nam tốt hơn hẳn ngoài Bắc. Những nhân viên nhiệt tình và niềm nở trong mọi hoàn cảnh khiến phong cách phục vụ miền Nam ghi điểm lớn đối với thực khách.
Trên blog cá nhân của mình, một Việt kiều Mỹ đã lấy ví dụ như sau: Cùng gọi một ly café, tại Hà Nội sau khi nhắc nhân viên lần thứ 5 và phải phản ảnh trực tiếp với quản lý, người khách mới có thể nhận được đồ uống với sự tiếp đãi không thể lạnh nhạt hơn. Cũng với yêu cầu đó, anh chàng ngay lập tức được thỏa mãn yêu cầu và với mức giá rẻ hơn 4 lần. Chỉ chừng đó thôi cũng khiến nhiều người gật gù đồng tình với ý kiến trên.
Những năm gần đây, ngành dịch vụ nhà hàng tại Hà Nội đặc biệt phát triển nhưng tình trạng này cũng không cải thiện được nhiều. Khi thực khách đánh giá, họ chỉ đơn thuần đưa ra kết luận rằng những nhân viên phục vụ miền Bắc chưa chuyên nghiệp do không được đào tạo bài bản.
Vậy nhưng không, các chủ kinh doanh nhà hàng tại Hà Nội nói rằng với sự phát triển nhanh chóng của ngành dịch vụ này rất nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ và khóa học quản lý nhà hàng tại Hà Nội được mở ra. Đối tượng của những khóa học này rất đa dạng từ nhân viên cấp thấp đến các quản lý cao cấp. Hơn thế đa số các nhà hàng cũng đều có những buổi đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên. Vậy nên, nói rằng nguyên nhân ở chuyện chưa được đào tạo bài bản có phần phiến diện.
Và bài toán thay đổi thái độ và phong cách phục vụ của miền Bắc gần như đi vào bế tắc. Dù cho rất nhiều quản lý miền Nam hay những người đã từng kinh doanh nhà hàng trong môi trường quốc tế thử sức và thất bại.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Người nói do bản thân nhân viên không có tránh nhiệm. Người cho rằng quản lý nhà hàng không có năng lực đào tạo. Nhưng tất cả đều quá thiển cận, chúng ta cần phải đi sâu hơn nữa để phân tích vấn đề này.
Có thể nói rằng miền Bắc là nơi mang đậm dấu tích văn hóa phong kiến trước đây hơn miền Nam. Các quan niệm của người Bắc nặng nề chuyện lễ nghĩa, tính cách của những chủ nhà hàng nơi đây cũng gia trưởng hơn rất nhiều. họ cho rằng bản thân mình là người trả lương cho nhân viên nên cũng tự cho mình quyền nạt nộ họ. Dưới một áp lực như vậy, khó có thể mang tâm trạng thoải mái cho được.
Trong khi đó, các chủ kinh doanh nhà hàng miền Nam có cái nhìn linh hoạt hơn. Nguyên nhân bởi phần lớn dân cư tại đây đều là những người từ nơi khác đến sinh sống, khẩn hoang. Họ mang trong mình mục đích tìm kiếm cái lợi, cộng thêm với điều kiện khó khăn buộc họ phải thích nghi vơi thời cuộc. Và thế là họ có một cái nhìn thực tế hơn, linh động hơn. Họ nhận thấy tầm quan trọng của nhân viên là những người có thể giúp họ kiếm tiền thay vì những được làm thuê như quan niệm của dân Bắc. Vì thế, cách đối xử của các chủ nhà hàng với nhân viên niềm nở hơn hẳn. Điều này khiến nhân viên cảm thấy bớt áp lực hơn rất nhiều.
Bạn có để ý đến mức điểm sàn của các kì thi đại học hay không? Dù cho không theo dõi kĩ hẳn ai cũng biết rằng ngành du lịch hay khách sạn có mức điểm sàn không ở trong top cao. Đối với một khu vực trọng vấn đề học thức như tại miền Bắc thì đây chỉ là ngành học cho những đối tượng “kém thông minh”.
Vấn đề điểm sàn ngành học thấp cũng do nguyên nhân bởi ít thí sinh đăng kí, và điều này là hệ quả của quan niệm xã hội sai lầm. Tại miền Bắc, những công việc tại các nhà hàng, khách sạn bị đánh giá là không ổn định, là phức tạp. Do đó các bậc phụ huynh không thoải mái cho lắm khi con em họ theo đuổi ngành học này, và tất nhiên cũng không nhiều bạn trẻ hào hứng khi đi theo con đường này.
Những định kiến đó khiến các nhân viên đến với công việc nhà hàng rất hờ hững, họ không xác định đây là con đường chính của họ. Chúng ta không thể đòi hỏi sự nhiệt tình từ những nhân viên dạng này.
Trong khi đó, tại miền Nam, với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, mọi người đều nhận thức được rằng kinh doanh nhà hàng là một ngành dịch vụ lợi nhuận cao. Chính vì thế, các bậc phụ huynh rất thoải mái khi để con em theo đuổi ngành này. Và những bạn trẻ cũng vui vẻ và tôn trọng công việc của mình. Nhiều người còn bắt đầu công việc này từ khi là sinh viên năm đầu để trang trải học phí. Còn giới trẻ miền Bắc lại thường lựa chọn những công việc an toàn như gia sư chẳng hạn.
Không ai khác, chính là khách hàng. Từ trước năm 1975, ngành kinh doanh nhà hàng tại Sài Gòn đã rất phát triển. Công việc phục vụ trong nhà hàng đã trở thành một công việc rất bình thường và nhận được sự tôn trọng của mọi người. Do đó, các khách hàng đối xử với nhân viên rất nhã nhặn.
Nhưng tại Hà Nội lạ khác, bởi quan niệm đánh giá thấp công việc trong nhà hàng nên khách hàng có thái độ kém tôn trọng hơn. Tất nhiên là nếu trong điều kiện bình thường nhìn chung cách ứng xử đều khá lịch sự. Nhưng khi có vấn đề phát sinh, phía khách hàng thường không tỏ thái độ kiềm chế mà chuyển qua nạt nộ nhân viên ngay. Từ đó, nhân viên thường có thái độ “bằng mặt không bằng lòng”.
Bạn có đồng ý với những ý kiến trên không? Việc đào tạo nhân viên của các quản lý nhà hàng hiện nay gặp nhiều khó khăn bởi nhiều nguyên nhân đan xen khác nhau. Để gỡ bỏ những định kiến này không hề đơn giản. Hãy đón đọc bài viết tới để biết những bí quyết tạo nên phong cách phục vụ hoàn hảo cho nhà hàng của bạn nhé!