Quản lý nhà hàng và bài học quản trị nhân sự

Câu chuyện muôn thuở trong kinh doanh nhà hàng
April 2, 2016
5 nguyên tắc cơ bản khi thiết kế mẫu thực đơn nhà hàng
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

Quản lý nhà hàng và bài học quản trị nhân sự

Quản lý nhà hàng là một ngành đặc thù, không những phải đảm bảo hoàn thành nhiều việc cùng lúc, mà còn phải dung hòa được lợi ích 3 bên: Chủ kinh doanh nhà hàng, nhân viên và thực khách. Đây là mối quan hệ phức tạp mà nếu không thể bảo đảm sự hài hòa lợi ích 3 bên thì công việc quản lý nhà hàng của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Hôm nay, hãy cùng Smart Goal tìm hiểu cách quản lý nhân viên của những quản lý nhà hàng tài giỏi nhằm duy trì tốt mối quan hệ phức tạp này.

Khóa học Quản Lý Nhà Hàng – trung tâm Smart Goal: Tự hệ thống được các vấn đề từ chi tiết tới tổng quát trong nghành quản lý và kinh doanh nhà hàng. Cam kết chia sẻ 100% tất cả các kinh nghiệm thực tế, không chém gió, không lý thuyết giáo điều nhiều, học viên được thực hành thực tế tại hệ thống nhà hàng của Trung tâm. Click vào Xem chi tiết bên dưới để biết thêm thông tin về khóa học QLNH

Kiểm soát nhân viên

Nhân viên chính là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Phong cách và chất lượng phục vụ của nhà hàng thể hiện đến 90% qua đội ngũ nhân viên. Bởi vậy, để vận hành nhà hàng trơn tru việc đầu tiên cần làm là tuyển đủ nhân viên và đào tạo họ hợp chuẩn nội quy nhà hàng đã đề ra.

Tùy vào mô hình kinh doanh nhà hàng mà sẽ có các bộ phận nhân viên khác nhau. Song, một nhà hàng thường có những bộ phận chính sau: Bếp, bàn, tạp vụ, thu ngân, thủ kho, và bảo vệ. Mỗi bộ phận đều có đặc thù công việc riêng, trong từng bộ phận thì mỗi nhân viên sẽ được phân công những nhiệm vụ khác nhau. Và khó khăn của quản lý nhà hàng nằm ở chỗ khó quán xuyến hết công việc của từng người.

Do đó, để quản lý  dễ dàng hơn, quản lý nhà hàng nên chọn ra trưởng nhóm cho từng bộ phận. Nhiệm vụ của những trưởng nhóm này là kiểm soát và báo cáo tình hình công việc cho bạn theo thời gian quy định (hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng). Tuy vậy, trước khi giao việc cho từng bộ phận, quản lý nhà hàng nên đưa ra những yêu cầu tổng quát cho các nhóm trưởng, và họ sẽ tự phân bổ công việc đến từng nhân viên một cách hiệu quả nhất.

quan-ly-nha-hang-va-bai-hoc-quan-tri-nhan-su1-1024x709

Đừng tiết kiệm lời khen

Quản lý nhà hàng hiểu rằng làm việc trong môi trường nhà hàng rất vất vả, chịu nhiều áp lực và dễ mất tinh thần. Bởi vậy, nhân viên rất cần những lời động viên, khen ngợi khi họ làm tốt. Những chế độ thưởng phạt rõ ràng có tác dụng khích lệ tinh thần nhân viên rất tốt. Ví dụ: Khi nhân viên làm việc chăm chỉ, thái độ ứng xử với khách hàng tốt, đi làm đầy đủ đúng giờ… thì nên có những phần thưởng thêm sau khi tổng kết mỗi quý hoặc mỗi năm, hoặc những phần quà bằng hiện vật như voucher giảm giá đặc biệt tại nhà hàng.

Chú ý đào tạo nhân sự

Sau khi trải qua cuộc tuyển chọn đầu vào, quản lý nhà hàng nên tổ chức các buổi đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng của nhân viên, đồng thời cải thiện chất lượng nhà hàng. Những buổi đào tạo và kiểm tra sau đào tạo sẽ giúp bạn đào thải những nhân viên yếu kém, thiếu tinh thần học tập, thái độ làm việc không tích cực và những người không phù hợp với văn hóa nhà hàng. Cách quản lý nhà hàng tốt chính là tuyển chọn và đào tạo được những nhân viên làm hài lòng thực khách. Bởi lẽ sự hài lòng của khách hàng chính là mục tiêu mà bất kì nhà hàng nào cũng hướng đến, tương đương với lợi nhuận thu về.

Quản lý nhà hàng cũng cần làm gương cho nhân viên của mình. Một người quản lý đã từng làm qua tất cả các khâu trong nhà hàng sẽ hiểu những khó khăn, vất vả và cả những lỗi sai thường phạm phải trong công việc của bộ phận đó. Thay vì chỉ trích, ra lệnh nhân viên phải làm theo ý mình, quản lý nhà hàng hãy cho họ thấy cách giải quyết bằng hành động cụ thể. Ví dụ, trong một tình huống ứng xử với khách hàng, nhân viên bàn chưa tìm được hướng giải quyết, người quản lý hãy đến giúp đỡ. Hành động này của bạn không những nâng cao uy tín nhà hàng mà còn là một bài học mẫu giúp cậu nhân viên kia hiểu và biết cách giải quyết trong tình huống tương tự. Thực hành bao giờ cũng tốt hơn lý thuyết suông.

Để làm được điều đó, quản lý nhà hàng hãy tìm hiểu những giá trị và tiêu chuẩn đặt ra với nhân viên cấp dưới và suy xét xem liệu chính bạn có thể thực hiện được điều đó không, chứ đừng chỉ dùng lý thuyết suông với nhân viên của mình.

quan-ly-nha-hang-va-bai-hoc-quan-tri-nhan-su2-1024x683

Hạn chế gia tăng quyền lực

Quyền lực và sức ảnh hưởng liệu có liên quan đến nhau? Ở một mặt nào đó thì có, mặt khác lại là không. Bạn là quản lý nhà hàng, bạn có quyền chỉ huy đội ngũ nhân viên triển khai theo kế hoạch đã đưa ra, người nắm quyền thưởng phạt trong tay. Nhưng, mặt khác nếu chỉ dùng quyền lực chưa chắc bạn đã tạo được sự ảnh hưởng đến nhân viên của mình. Nếu trong công việc cấp trên – cấp dưới không có sự phối hợp ăn ý, cấp trên chỉ biết ra lệnh, cấp dưới làm theo nhưng với thái độ hời hợt thì sự thành công của công việc đó không có ý nghĩa gì.

Một quản lý nhà hàng giỏi sẽ không chọn cách làm việc đó, mà họ sẽ đẩy mạnh sự tự chủ của nhân viên lên trước. Với họ, sức ảnh hưởng chỉ có giá trị khi nhân viên cảm phục tài năng lãnh đạo của mình, sẵn sàng làm theo những chiến lược kinh doanh nhà hàng với niềm đam mê và nhiệt huyết. Để làm được điều đó, hãy khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến, sáng tạo những ý kiến mới và coi trọng những góp ý của họ, đồng thời ghi nhận những thành tích nhân viên đạt được. Món quà bạn nhận được không chỉ là đội ngũ làm việc ăn ý, mà còn là tinh thần hăng say làm việc và lòng trung thành của nhân viên.

quan-ly-nha-hang-va-bai-hoc-quan-tri-nhan-su3-1024x683

Chủ kinh doanh nhà hàng thường có khuynh hướng muốn cắt giảm chi phí nhân công để tối đa hóa lợi nhuận, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên. Việc này gây ảnh hưởng lớn đến tâm trạng làm việc của nhân viên. Khi ở tâm trạng bất mãn, họ khó có thể phục vụ thực khách với tất cả sự tận tình khiến dễ làm khách hàng không hài lòng. Hệ quả là doanh thu của nhà hàng và lợi nhuận của chủ doanh nghiệp sẽ giảm. Với vai trò quản lý nhà hàng, nhiệm vụ của bạn là làm sao thuyết phục chủ sở hữu dành những sự đãi ngộ hợp lý cho người lao động và động viên tinh thần làm việc của nhân viên. Đây chính là nút thắt trong việc dung hòa mối quan hệ giữa Ông chủ – Khách hàng – Nhân viên

SMART GOAL – TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DV&ĐT NHÀ HÀNG
>> Khóa học pha chế đồ uống chuyên nghiệp
>> Khóa học quản lý nhà hàng
Địa chỉ : P.401 số 38 ngõ 133 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0981.588.595 – Website: https://smartgoal.vn
Email: [email protected]
Click vào ĐĂNG KÝ HỌC  NGAY và điền đầy đủ thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay