Điều gì làm nên sự khác biệt trong kinh doanh nhà hàng

Quản lý nhà hàng: Bài toán luân chuyển nhân sự
April 2, 2016
Kinh doanh cafe: Cuộc lấn sân của “kẻ ngoại đạo”
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

Điều gì làm nên sự khác biệt trong kinh doanh nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng được biết đến là một trong những lĩnh vực nhiều khó khăn, thử thách. Song nếu bạn có kế hoạch cụ thể, rõ ràng thì đó cũng không phải mong muốn xa tầm tay. Việc kinh doanh nhà hàng có thành công hay không đòi hỏi bạn và nhà hàng của bạn tạo được dấu ấn riêng trong lòng khách hàng và họ mong muốn quay lại nhà hàng những lần sau nữa. Vậy làm thế nào để tạo được điểm nhấn khác biệt đó? Hãy cùng Smart Goal tìm hiểu.

Ý tưởng kinh doanh nhà hàng độc đáo

Bạn muốn mở một nhà hàng với sức chứa lên đến 300 chỗ ngồi, hay một quán ăn bình dân, hoặc một quán cafe nhỏ thì cũng không dễ phát triển thuận lợi trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nếu nhà hàng đó không có gì nổi bật, thu hút sự chú ý của khách hàng.

Dấu ấn đặc trưng của nhà hàng chính là điểm mấu chốt giúp nhà hàng bạn trở nên nổi bật hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác. Thật khó để kiểm soát trên con đường bạn chọn có bao nhiêu nhà hàng chung hướng phát triển. Bởi vậy, điều duy nhất bạn có thể làm là tạo ra sự khác biệt, những ý tưởng độc đáo thu hút khách hàng và hạn chế sự bắt chước của đối thủ cạnh tranh.

Kinh doanh nhà hàng xuất phát từ sở thích

Tỷ phú Richard Brason nói rằng, việc xây dựng một doanh nghiệp là tạo ra thứ gì đó khác biệt trong cuộc sống bằng niềm yêu thích của mình. Dù bạn làm bất cứ ngành nghề nào, nếu không yêu thích nó sẽ khó thành công. Kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực cần nỗ lực, đầu tư thời gian, công sức và chịu được áp lực công việc. Bởi vậy, tốt hơn hết bạn nên yêu thích công việc kinh doanh của mình để không thấy mình đang lãng phí nhiều thứ.

Thật không ngoa khi ví những người kinh doanh nhà hàng, những quản lý nhà hàng giống như những họa sĩ, tạo nên bức tuyệt tác từ tờ giấy trắng. Khi mới mở nhà hàng, bạn chưa có gì cả và bạn phải tạo dựng nên tất cả. Một nghệ sĩ giỏi sẽ biết mình nên vẽ những gì, bố cục đường nét ra sao, lựa chọn gam màu nào… Còn một doanh nhân cần tỉ mỉ nghiên cứu và lên kế hoạch cho từng giai đoạn kinh doanh nhà hàng và thực hiện hoàn hảo từng bước một, ngay cả đó là việc rất nhỏ.

Song việc kinh doanh nhà hàng không bao giờ kết thúc, trong quá trình vận hành, bạn sẽ vấp phải những sai lầm không lường trước, Chính niềm yêu thích công việc sẽ giúp bạn có động lực làm việc, vượt qua những giai đoạn khó khăn này. Nếu bạn được làm điều mình thích thì thật tuyệt nhưng nếu công việc kinh doanh nhà hàng không phải ưu tiên đầu tiên của bạn thì hãy học cách thích nó.

Có thể bạn cho rằng sự khác biệt chỉ đến từ những ý tưởng kinh doanh nhà hàng độc đáo, nhưng thực tế phạm trù “khác biệt” rất rộng và bao hàm nhiều yếu tố khác nhau. Khi xuất phát điểm kinh doanh nhà hàng của bạn bắt đầu từ niềm đam mê, nhà hàng bạn cũng đã tạo được dấu ấn riêng trong lòng khách hàng so với những nhà hàng kinh doanh chỉ vì lợi nhuận mà bỏ qua nhu cầu tiêu dùng chính đáng của thực khách. Điểm nhấn riêng  của nhà hàng không chỉ dừng ở đó mà còn thể hiện qua cách quản lý, quản trị nhân sự của chủ nhà hàng.

Untitled-1

Luôn xuất hiện trước mọi người

Hãy để mọi người nhìn thấy bạn có nghĩa là gì? Đó là bạn hãy ra khỏi bàn làm việc, thường xuyên gặp gỡ mọi người, trao đổi về những công việc liên quan đến kinh doanh nhà hàng, và tiếp xúc với khách hàng của bạn. Một quản lý nhà hàng giỏi hiểu rằng, những mối quan hệ muốn duy trì cần có sự tương tác và những lợi ích từ những mối quan hệ này mang lại không hề nhỏ. Bạn hãy mang theo một cuốn sổ ghi chép để ghi lại những câu hỏi, những vấn đề nảy sinh, các ý tưởng hay những lời đánh giá, góp ý của khách hàng. Hành động này sẽ giúp ích nhiều cho việc kinh doanh nhà hàng của bạn.

Quản trị nhân sự đúng cách

Muốn quản lý nhà hàng tốt bạn cần kỹ năng lắng nghe. Đây là kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng lại khó thực hiện, bởi ai cũng có cái tôi cá nhân, những quan điểm nhận định chung, mà nếu không kiềm chế bản thân thì sẽ không muốn tiếp thu ý kiến của người khác. Thật không công bằng khi áp đặt cách suy nghĩ của bạn lên đội ngũ nhân viên nhà hàng.

Những cuộc họp, những cuộc thảo luận giữa quản lý nhà hàng với nhân viên sẽ giúp giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong công việc. Nhà hàng là môi trường rất phức tạp, vì thế những cuộc thảo luận này sẽ có ích cho sự phát triển của nhà hàng bạn.

dieu-gi-lam-nen-su-khac-biet-trong-kinh-doanh-nha-hang3

Quản lý nhà hàng giống như linh hồn của nhà hàng vậy. Đó là người vận hành nhà hàng đúng hướng và hiệu quả được đánh giá qua chính cách quản trị nhân sự của người quản lý. Đây cũng là điểm khác biệt giữa nhà hàng bạn với những quán hàng khác. Vì thế, đừng xem thường cách đối xử với nhân viên.

Quản lý nhà hàng không chỉ bao quát những việc trong nhà hàng mà còn cần dành sự quan tâm đến những nhân viên của mình. Từ đó mới tạo ra được môi trường làm việc tích cực, tạo động lực tốt hơn cho họ. Bạn đừng nên tiếc lời khen khi họ làm tốt, cũng đừng chỉ trích quá gay gắt một ai, và hãy cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp. Bởi mọi người luôn phấn chấn khi được khen ngợi và nếu chỉ biết trì triết những lỗi lầm của nhân viên, thì họ sẽ cảm thấy nặng nề và mất hứng thú lao động.