Học cách kinh doanh nhà hàng từ “triệu phú sân sau”

Nguyên tắc quản lý nhà hàng thông minh
April 2, 2016
Kinh doanh nhà hàng và những ưu tiên tài chính
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

Học cách kinh doanh nhà hàng từ “triệu phú sân sau”

Chắc hẳn nhiều người vẫn giữ suy nghĩ kinh doanh là một lĩnh vực hái ra tiền, và những ai làm kinh doanh hay kinh doanh nhà hàng đều chỉ vì muốn kiếm lời nhanh. Điều đó không sai, nhưng nếu chỉ đặt mục tiêu kiếm thật nhiều tiền thì e rằng khi có khó khăn, bạn sẽ không có một điểm tựa đủ lớn để vực dậy chính mình.

Điểm tựa thực ra là gì? Đó chính là niềm yêu thích với công việc mà bạn sẽ gắn bó lâu dài. Hãy gạt vấn đề tài chính sang một bên đã. Hãy nghĩ thật kĩ, hồi nhỏ bạn từng mơ ước được trở thành người như thế nào, lớn lên sẽ làm gì? Những ước mơ đó có xuất phát từ “tiền” không?

Tất nhiên mục đích cuối cùng của việc lao động là kiếm ra tiền nuôi sống bản thân, và phục vụ cho những mục đích khác. Nhưng tiền không phải là thước đo mức độ thành công.

Với những người kinh doanh nhà hàng, thành công chính là tìm ra điểm khác biệt giữa nhà hàng mình với vô vàn những đối thủ cạnh tranh khác, và nhà hàng sẽ phát triển trong tương lai lâu dài chứ không chỉ gói gọn trong vài ba năm rồi sụp đổ.

Hôm nay, hãy cùng Smart Goal nghiền ngẫm câu chuyện của một “triệu phú sân sau” được thuật lại theo lời kể của Rusly Abdullah hay được biết đến với cái tên thân mật Chef Li nhé.

hoc-cach-kinh-doanh-nha-hang-1024x731

Câu chuyện của một “triệu phú sân sau”

Trở lại những năm 1983, khi còn là nhân viên văn phòng tại ngân hàng, Chef Li có một khách hàng thường xuyên ngoài 60 tuổi tên là Ah Hong, một người Trung Quốc nhập cư.

Một ngày kia, ông đến ngân hàng để vay trả góp mua một cửa hàng hai tầng. Số tiền trả góp hàng tháng cho khoản vay vào khoảng 1.800 RM, có nghĩa rằng thu nhập hàng tháng của ông phải rơi vào khoảng 6.000 RM để đủ yêu cầu được vay.

Khi Chef Li yêu cầu được xem bảng lương, ông trả lời: “Tôi không đi làm văn phòng thì lấy đâu ra bảng lương?” Thậm chí ông cũng không có cả bảng khai thuế.

Dù vậy, hồ sơ của ông vẫn được ngân hàng chấp nhận mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Thật ra, đó là khoản vay thứ hai của ông để mua cửa hàng và hồ sơ trả nợ của ông cũng rất đúng kỳ hạn. Ông cũng đăng ký sử dụng cả tài khoản tiết kiệm và tài khoản tiền gửi đều đặn.

Vậy, Ah Hong đã kiếm tiền bằng cách nào? Ông kinh doanh gì khi là một người thất học và sống ở khu New Chinese. Ông cũng không hải là một nhà thầu, một chủ mỏ thiếc hay một nhà kinh doanh bất động sản. Ông chỉ mở một cửa hàng Yong Tau Fu (món rau và đậu phụ nhồi cá băm – một món ăn phổ biến của người dân địa phương).

Cơ sở kinh doanh của ông chỉ là khu sân sau của chính ngôi nhà mình. Ah Hong kinh doanh mà không cần vay thế chấp hay sự hỗ trợ từ chính phủ.

Ông kiếm được từ khoảng 250 RM đến 400 RM mỗi ngày và vào sáng hôm sau, Ah hong sẽ đến ngân hàng để gửi từ 100 – 250 RM vào tài khoản tiết kiệm, số còn lại được sử dụng để mua nguyên liệu cho buổi bán hàng hôm sau.

Theo mặt bằng kinh tế chung tại Malaysia, Ah Hong có đủ tiêu chuẩn để trở thành một “người giàu có”. Giờ đây, ông sở hữu hai cửa hàng lớn, một nhà vườn (không tính nhà riêng), có đủ tiền đề cho hai con trai đi du học và có một cuộc sống đầy đủ.

ảnh 2

Khi Chef Li dò hỏi về sự giàu có đó, Ah Hong đáp lại:

– Điều đó hoàn toàn bình thường, chẳng có gì đáng kinh ngạc ở ngôi làng New Chinese này cả. Chúng tôi có tổng cộng 31 đứa trẻ và tất cả chúng đều đang du học ở Úc, New Zealand và cả Mỹ…

– Vậy bố mẹ của 31 đứa trẻ mà ông nhắc tới làm nghề gì?

– Cũng giống như tôi, họ kinh doanh ở sân sau! Họ làm bánh bao, đậu phụ, làm bún, bánh phở và nhiều loại đồ ăn thức uống khác.

– Tại sao các ông lại tự tin về lĩnh vực kinh doanh này đến vậy?

– Nó dễ làm và cũng dễ bán! Tôi không biết sửa đài hay ô tô. Tôi chỉ biết làm món canh đậu phụ nhồi cá này thôi.

Bài học từ câu chuyện của Ah Hong

Chúng ta có thể rút ra bài học quan trọng về câu chuyện của Ah Hong: Hãy nắm rõ yếu tố làm nên thành công của chính bạn. Đối với nhiều người, kinh doanh là lựa chọn thành công duy nhất.

Kinh doanh nhà hàng vốn là một ngành rất thu hút nhưng ít ai làm chủ được chính bản thân để lựa chọn con đường đi đó, nhất là những bạn trẻ. Một phần vì các bạn sợ thất bại, một phần vì không biết bắt đầu từ đâu, lựa chọn cơ hội nào. Số khác còn hoài nghi khả năng của bản thân, không biết bán đồ ăn gì, bán như thế nào, lấy vốn ở đâu, không có tài sản để thế chấp ngân hàng… và một nghìn lẻ một câu hỏi khác.

hoc-cach-kinh-doanh-nha-hang2-1024x768

Chef Li chia sẻ: “Bạn bè và người thân của tôi đã từng phản đối kịch liệt việc tôi từ bỏ một công việc ổn định để kinh doanh đường phố. Bất cứ khi nào nhắc đến chủ đề này, họ thường đưa ra những ý kiến tiêu cực và luôn có thành kiến với công việc này. Các bạn cũng vậy. Có nhiều bạn, chỉ cần nghĩ đến việc nên chọn kinh doanh gì cũng đủ đau đầu. Họ nghĩ: “Kinh doanh gì có lãi?”, “Bán ở đâu?”, “Khách hàng là những người như thế nào?”, “Thất bại thì sao?”.

Nhưng, ông vẫn quyết định làm theo đam mê của mình. Với những bạn đam mê kinh doanh nhà hàng nhưng còn phân vân vì chưa có kiến thức hãy nghĩ đến những lớp học quản lý nhà hàng.

Những khóa học này không chỉ dạy bạn kiến thức về kinh doanh, quản lý nhà hàng mà còn là nơi cho bạn học cách quản lý nhà hàng từ chính những anh chị đi trước và những chuyên gia đang tham gia giảng dạy.

Tuy nhiên, đừng nên kinh doanh nhà hàng chỉ vì tiền. Hãy đặt mục tiêu cho bản thân cơ hội trở thành doanh nhân. Và quan trọng nhất là, hãy “làm chủ” bản thân thay vì đi làm thuê cho người khác.

Bởi mục tiêu chính trong kinh doanh không chỉ là kiếm tiền nên không phải lúc nào bạn cũng cần tiền mới có thể kin doanh. Kinh doanh không dành cho những người có tiền mà dành cho những người có ý tưởng, biết biến những khoản tiền nhỏ thành lớn theo thời gian.

Tất nhiên, chúng ta không thể tránh khỏi việc gặp phải những thử thách và khó khăn nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể vượt qua được con đường chông gai để đi tới thành công.