Nguyên tắc quản lý nhà hàng thông minh

Kinh doanh nhà hàng: Lắng nghe lời tự thú của thực khách
April 2, 2016
Học cách kinh doanh nhà hàng từ “triệu phú sân sau”
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

Nguyên tắc quản lý nhà hàng thông minh

Nhà hàng giống như đại gia đình, sự hòa hợp, nhất trí giữa các thành viên là điều cần thiết để phát triển. Bất kì một doanh nghiệp nào có được sự đoàn kết giữa các nhân viên, đội nhóm đều có sức mạnh nội lực vượt thử thách để hướng đến sự phát triển bền vững. Để được vậy, với tư cách quản lý nhà hàng, bạn cần là người thông minh và công tâm để khơi dậy sức mạnh mỗi cá nhân và sự đoàn kết của tập thể.

Với những nguyên tắc quản lý sau, Smart Goal chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những bí quyết quý giá cho nhà hàng của bạn.

Phân công trách nhiệm rõ ràng

Nhà hàng chia thành nhiều bộ phận khác nhau. Để vận hành tốt, từng bộ phận phải làm tốt công việc của mình và có sự phối hợp nhuần nhuyễn với nhau.Do đó, từng thành viên cần làm những gì, phụ trách mặt nào phải được quản lý nhà hàng quy định rõ ràng.

Rất nhiều trường hợp nhân viên nhà hàng sau một thời gian làm việc thì bắt đầu có những tính toán riêng làm lợi từ tài sản chung của nhà hàng. Điển hình như việc tự do uống nước rồi tính những chai nước đó vào trong hóa đơn của khách. Như vậy là đã vi phạm nội quy nhà hàng, nếu không muốn nói đấy là hành vi gian dối.

nguyen-tac-quan-ly-nha-hang-thong-minh1

Có nhiều nhân viên luôn so sánh công việc của mình so với nhũng nhân viên ở những bộ phận khác, mặc dù nội dung và trách nhiệm công việc không giống nhau. Vì họ lo sợ rằng mình chịu thiệt thòi hơn, công việc của mình nặng hơn nhưng lương lại thấp hơn. Lâu dần, sẽ dẫn đến những hành vi so kè, ganh tỵ hơn thua giữa các nhân viên trong nhà hàng.

Công việc của người quản lý lúc này là gì? Chính là phân công công việc và trách nhiệm rõ ràng. Chính sự không rõ ràng trong vai trò và hành vi sẽ khiến nhân viên của bạn nhúng tay vào mọi việc, kể cả những việc không thuộc phận sự của mình. Kết quả dẫn đến công việc hàng ngày bị trật khỏi đường ray.

Hãy học cách quản lý nhà hàng từ những doanh nhân nổi tiếng như Gorden Ramsay (giám khảo nổi tiếng của chương trình Master Chef), Daniel S. Schwartz (CEO của Burger King) hay của chủ nhà hàng Nick’s Pizza & pub để điều hành nhà hàng tốt hơn.

Với họ, việc quản trị nhân sự giống như một môn nghệ thuật. Bởi nó không chỉ đơn giản là dựa vào việc nhân viên nào đóng góp nhiều hơn cho nhà hàng thì sẽ giữ vai trò lớn hơn, nhưng cũng không hẳn người có năng lực hơn sẽ giữ chức vụ cao hơn.

Cách quản lý nhà hàng tốt chính là người đứng đầu nhìn nhận ra tài năng của mỗi người, sắp xếp vị trí hợp lý, và tạo được môi trường làm việc lành mạnh, hỗ trợ nhau giữa các thành viên, cùng nhau cố gắng vì mục tiêu chung.

Thẳng thắn – Nguyên tắc vàng

Nhằm khắc phục tình trạng mâu thuẫn và sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, và giữa cấp trên – cấp dưới, đội ngũ nhân viên nhà hàng nhất định phải thẳng thắn với nhau. Đây cũng được coi là nguyên tắc vàng trong quản lý nhà hàng.

nguyen-tac-quan-ly-nha-hang-thong-minh2-1024x682

Chúng ta đều hiểu, thái độ của mình đối với đồng nghiệp, nhất là những nhân viên trong cùng một bộ phận, có ảnh hưởng lớn tới thái độ của họ đối với mình. Khi bạn tỏ thái độ xấu với đồng nghiệp, thì chắc chắn thứ bạn nhận lại không phải là nụ cười hay sự giúp đỡ khi cần.

Vì vậy, mọi người nên sống hòa thuận và đối xử tốt với nhau, thẳng thắn, không để bụng và không giả tạo, hai mặt. Tin tưởng chính là sự tôn trọng cần thiết là là điểm nối trong mối quan hệ giữa người và người.

Nhân viên sẽ thường nhìn vào cách cư xử của quản lý nhà hàng để lấy đó là quan điểm làm việc trong nhà hàng. Tình cảm của người quản lý với nhân viên chân thành, nhiệt tình và công tư phân minh thì chắc hẳn họ cũng sẽ đối xử lại với bạn như vậy.

Ngoài ra, cần chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công việc cũng như đời sống riêng tư (trong giới hạn cho phép) giữa các nhân viên. Ai cũng có lúc gặp khó khăn, và nếu bạn chìa tay ra giúp đỡ, chắc chắn họ sẽ tin tưởng và muốn đóng góp nhiều hơn cho nhà hàng.

Những cuộc họp, những buổi liên hoan, gặp gỡ chính là thời điểm tốt để nhân viên bày tỏ ý kiến và nguyện vọng cá nhân. Phần việc của quản lý nhà hàng ăn uống chính là lắng nghe, phân tích, giải thích thẳng thắn để mọi người có thể nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau và hiểu nó sâu sắc hơn.

nguyen-tac-quan-ly-nha-hang-thong-minh3-1024x683

Lập quy chế bình đẳng

Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp luôn phân biệt rõ ràng giữ việc công và việc tư và xử lý mọi việc công bằng, bình đẳng. Hãy nghiêm túc phê bình những sai lầm nhân viên mắc phải nhưng cũng cần kịp thời khen thưởng những người làm việc tốt.

Giải quyết mọi việc một cách khéo léo cũng là nguyên tắc quan trọng trong quản lý nhà hàng. Việc ra lệnh người khác không phải là cách làm hay. Có thể nhân viên sẽ nghe lơi và thực hiện tốt công việc đó nhưng họ không cảm thấy thoải mái, làm cho xong việc và không muốn cố gắng hơn nữa.

Cao giọng phê phán người khác không nâng tầm địa vị của bạn, mà chỉ khiến nhân viên không phục, chán nản, thậm chí là bất mãn với công việc hơn mà thôi.

Lấy lợi ích nhà hàng làm trọng

Quản lý nhà hàng hãy nhớ, bạn cùng đội ngũ nhân viên đều đang lèo lái chung một con thuyền. Nếu mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, thì sẽ khó tồn tại. Do đó, hãy lấy đại cục làm trọng, vừa được lợi, vừa có ý nghĩa buộc các nhân viên cùng hợp tác.

Chìa khóa cho sự thống nhất đội nhóm chính là tìm được điểm cân bằng thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người thì nhân viên sẽ đồng lòng làm việc vì lợi ích của nhà hàng. Điểm cân bằng ở đây có thể là môi trường làm việc, lương thưởng, chế độ đãi ngộ, cũng có thể là cách làm việc của những người đứng đầu điều hành nhà hàng.

Hãy cân nhắc điểm cân bằng của nhà hàng bạn là gì. Từ đó, đi đến hướng quản lý nhà hàng chuyên nghiệp hơn nhé.