Barista giờ đây đã trở thành cụm từ quen thuộc đối với nhiều người. Tại các quốc gia phương Tây, đây là một nghề rất được coi trọng. Còn tại Việt Nam, đây là nghề sẽ mang tới bạn mức lương hấp dẫn. Vì lý do này mà tuy mới manh nha xuất hiện nhưng các khoá học barista đã thu hút được lượng học viên đông đảo.
Nhiều người luôn đề cao vai trò của việc tự rèn luyện trong quá trình học tập. Tất nhiên điều này không hề sai, nhưng bạn cần phải có cái nhìn toàn diện hơn. Một đứa trẻ tự mình phát triển không ai dám đảm bảo rằng sau này sẽ là một công dân có ích. Đó là chúng ta đang đề cập đến vai trò của người định hướng.
Và nếu bạn muốn trở thành một barista chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua khoá học barista. Một barista không chỉ đơn giản là dùng máy để cho ra một ly cafe. Nếu bạn chỉ đơn giản muốn làm việc như vậy, hãy đăng kí vào Starbucks và sau một tuần bạn sẽ trở thành nhân viên pha chế chính hiệu.
Khó học barista thực thụ là người nghệ nhân bên quầy pha chế. Mỗi sản phẩm của họ là một tác phẩm nghệ thuật, không chỉ thơm ngon về mùi vị mà tính thẩm mỹ cũng đạt tới trình độ cao. Đó là chưa kể đến yêu cầu sáng tạo đồ uống mới. Vì vậy, để trở thành barista, bạn không chỉ cần thành thạo các thao tác với máy mà còn phải cần tới kỹ thuật rang xay, phối trộn và điều vị. Bên cạnh đó, một chút năng khiếu nghệ thuật cũng rất cần thiết.
Để vận hành một chiếc máy pha cafe, bạn chỉ cần tới hướng dẫn sử dụng. Để có được nhiều loại cafe, bạn chỉ cần nhiều công thức kết hợp nguyên liệu. Vậy nhưng để thuần thục các kỹ thuật nói trên, bạn cần một người thầy.
Các khoá học barista có hai hình thức đào tạo. Thứ nhất là đào tạo tại các trung tâm dạy barista. Hình thức thứ hai là học barista theo kiểu truyền nghề. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng của mình.
Tại Việt Nam, các trung tâm đào tạo barista không ít. Người học barista tại những trung tâm này thường được cung cấp đẩy đủ giáo trình, tài liệu và học phí sẽ bao gồm cả chi phí nguyên liệu. Việc học theo tiến trình sẽ giúp người học tiếp thu bài theo tuần tự và hiểu vấn đề dễ dàng hơn. Các khoá học barista sẽ mang lại cho bạn một nền tảng kiến thức tốt với các kỹ thuật rang xay, phối trộn cafe, những công thức pha chế kinh điển.
Hiện thời, các khoá học barista cũng tỏ ra rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng phát triển của đồ uống. Những đồ uống mới được cập nhật nhanh chóng giúp người học có thể đáp ứng yêu cầu công việc sau này.
Một điều nữa, đó chính là yếu tố giảng viên. Người dạy barista thường xuất thân từ chính vị trí này, họ có thể đã từng hoặc vẫn đang kiêm nhiệm vai trò barista. Với lợi thế từ hiểu biết của mình và năng lực đào tạo đã được rèn luyện, có thể nói khả năng truyền đạt, diễn giải của họ rất tốt. Nhờ yếu tố này mà các học viên có thể tăng mức độ hiểu bài hơn.
Tuy nhiên, họ thường tách những kiến thức căn bản ra hai phần. Một phần nhỏ thao tác với máy được giới thiệu trong khoá học pha chế tổng hợp và kỹ năng chuyên sâu ở những khoá học barista nâng cao. Có nghĩa là bạn sẽ phải mất chi phí cho hai khoá học để có được tất cả những tri thức căn bản nhất về barista.
Nhược điểm thứ hai của hình thức đào tạo này chính ở không gian thực tế. Thông thường các khoá học barista sẽ chú trọng phần thực hành nhiều hơn, do đó họ thường thiết kế quầy bar tương tự như trong các nhà hàng, quán cafe. Vậy nhưng sự giả định này lại thiếu đi sự tương tác, kết nối với khách hàng. Bạn biết đấy, barista là một nghệ nhân pha chế cafe, và một nghệ nhân luôn mong muốn chia sẻ với mọi người. Vậy nên họ không chỉ im lặng. Một barista giỏi còn cần biết cách tương tác với khách hàng.
Nhắc đến cụm từ “truyền nghề”, hẳn mọi người sẽ rất vui mừng vì nghĩ rằng mình sẽ có được tất cả những bí quyết nghề nghiệp của họ, vì thế mà các khoá học barista dạng này rất thu hút. Nhưng chúng tôi cũng xin khẳng định điều đó là không bao giờ có. Bởi chẳng ai tự tạo cho mình một đối thủ cạnh tranh, “cõng rắn cắn gà nhà” là điều mà không ai mong muốn cả.
Vậy điều họ truyền đạt lại cho bạn là những gì? Người học barista sẽ nhận được những kiến thức căn bản nhất, cũng tương tự như các khoá học barista tại trung tâm đào tạo. Các công thức tại những mô hình đào tạo này cũng bị lược bỏ đi nhiều, họ thường lựa chọn những công thức mà trong quá trình kinh doanh cafe được khách hàng ưa chuộng nhất. Đây cũng vừa là điểm lợi, vừa là điểm hại. Lợi vì bạn có cơ hội tập trung cho những món đồ uống thời thượng. Vậy những nếu sau này đối tượng khách hàng mà bạn phục vụ lại này ở phần còn lại? Câu chuyện tiếp theo hẳn bạn cũng hình dung được.
Một yếu tố nữa cũng được đánh giá là lợi hại song đôi. Chính là môi trường thực hành. Một quán cafe hẳn nhiên sẽ có lợi thế về thiết bị, nguyên liệu và không gian pha chế. Không chỉ thế, bạn còn được tương tác với khách hàng ngay khi đang thực hành, việc nhận được đánh giá từ phía khách hàng sẽ giúp bạn có cơ hội tiến bộ nhanh hơn.
Vậy nhưng có hai trường hợp sau bạn cần biết. Thông thường các khoá học barista tại quán cafe, nhà hàng tổ chức vào những giờ không đông khách. Vậy nên việc bạn có cơ hội giao tiếp với khách hàng là rất hạn chế. Giả như trong trường hợp quán đông khách thì cơ hội pha chế cho khách hàng của bạn gần như bằng không. Bởi buổi học của bạn sẽ bị gián đoạn do chính người dạy cũng phải tham gia phục vụ khách hàng.
Một đặc điểm nữa của các khoá học barista truyền nghề, bạn sẽ chỉ được học thực hành mà thôi. Nghe ra thì đúng là phần cốt lõi quan trọng. Nhưng có thực mới vực được đạo, một người chỉ biết pha chế mà không nắm được những kiến thức phối trộn hay rang xay sẽ không thể trở thành barista thực thụ. Có thể bạn nghĩ rằng những kiến thức lý thuyết là hoàn toàn không cần thiết. Vậy khi những món đồ uống mới ra, bạn sẽ lại tiếp tục đi học chứ? Hơn thế, sáng tạo thức uống mới là một yêu cầu của barista, liệu bạn sẽ làm thế nào nếu không có những kiến thức nền tảng kia?
Kết lại, mỗi hình thức đào tạo đều có những mặt mạnh và mặt yếu riêng. Lựa chọn là tuỳ thuộc vào bạn bởi vai trò của khoá học barista chỉ mang tính chất định hướng. Con đường khởi nghiệp với nghề barista là một chặng đường dài, hãy sáng suốt lựa chọn cho mình nước khởi đầu vững chắc nhất.