Bản thân việc kinh doanh nhà hàng vốn đã là công việc phức tạp. Công việc này càng khó khăn hơn khi bạn quản lý nhà hàng là dân ngoại đạo và hoàn toàn không hiểu về quản trị tài chính.
Giữa bộn bề các hạng mục, Quản lý nhà hàng ăn uống chủ kinh doanh nhà hàng khôn ngoan phải biết chọn ra những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trước. Qua bài viết dưới đây, Smart Goal sẽ đưa ra những gạch đầu dòng cần lưu ý trong vấn đề quản trị tài chính nhà hàng.
Sau khi khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng, hầu như mọi chủ đầu tư đều xác định sẽ duy trì hoạt động trên nền tảng lợi nhuận thấp. Thông thường chi phí cho nhân lực và nguyên liệu chiếm khoảng 60 – 70% doanh thu, chưa kể đến những phụ phí khác như tiền điện nước, thuê địa điểm, các loại thuế,… Nếu con số này vuợt quá 70%, bạn nên xem xét lại, vì nó chứng tỏ tình hình kinh doanh nhà hàng không khả quan.
Bên cạnh đó vấn đề lạm phát có thể ảnh hưởng đến các chi phí vận hành khi kinh doanh nhà hàng. Việc các chi phí này liên tục leo thang sẽ không phải vấn đề gì to tát nếu như doanh thu của bạn cũng tỷ lệ thuận theo. Tuy nhiên vấn đề đáng nói ở đây là một số quản lý nhà hàng cho rằng không có gì nhận được dễ dàng mà không phải đầu tư. Và họ liên tiếp chi thêm với mong muốn thu về lợi nhuận cao.
Quan điểm này là không sai, nhưng vấn đề là bạn phải biết đầu tư đúng hạng mục, tránh dàn trải gây lãng phí. Dưới đây là một số gợi ý để bạn không còn lo lắng về vấn đề chi phí điều hành:
Đây là giải pháp đầu tiên và đơn giản nhất mọi người đều biết. Việc dành ra quá nhiều chi phí cho một bộ phận nào đó có thể gây lãng phí. Để kiểm tra được điều này, hãy so sánh bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng và thực tế hiệu quả công việc. Quản lý nhà hàng ăn uống nếu có bộ phận nào không hoàn thành thì hãy tiến hành cắt giảm chi phí cho bộ phận đó trước tiên. Sau khi đã điều chỉnh lại mức chi, bạn cũng nên lập kế hoạch kinh doanh nha hàng mới, phù hợp với tình hình hiện tại.
Quản lý nhà hàng có thể theo dõi và cắt giảm nhân sự trong những giờ không phải cao điểm. Ít nhân viên sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
Kiểm soát khẩu phần ăn của nhân viên là rất quan trọng. Các nhân viên cố định hoặc làm ca trưa thường được nhà hàng lo việc ăn uống. Tính toán khẩu phần hợp lý, tránh lãng phí đồ ăn sẽ khiến bạn tiết kiệm được một khoản kha khá. Đó là lý do tại sao nhiều thương hiệu nhà hàng thường thành công do họ kiểm soát nghiêm ngặt khẩu phần của đội ngũ nhân viên.
Chúng tôi biết rằng đôi khi có những chi phí nhỏ nảy sinh khiến các chủ kinh doanh nhà hàng phiền lòng. Ví dụ như các hình thức phạt nhẹ, hỏng hóc vật dụng,… Bạn cần giải quyết nhanh, nhưng vấn đề là phần lớn chủ nhà hàng đều nghĩ những vấn đề này chi ra “chả đáng là bao” nên họ mở ví mà không hề suy nghĩ. Hãy tỉnh táo hơn, bạn có thể huy động chính nhân lực sẵn có để giải quyết vấn đề mà không cần phải đả động đến vấn đề tài chính.
Vấn đề trộm cắp, không một quản lý nhà hàng nào lại mong muốn điều này xảy ra. Thông thường họ chỉ kiểm tra báo cáo kết quả kinh doanh nhà hàng và đối chứng với thực tế doanh thu nhận được. Khi các số liệu khớp nhau bạn cũng không nên vui mừng vì nhân viên có rất nhiều chiêu trò để qua mắt bạn. Việc cấu kết giữa các nhân viên thì bạn khó lòng kiểm tra nếu chỉ đọc báo cáo. Cách quản lý nhà hàng tốt nhất là tận tay giám sát nhà hàng, hoặc không hãy giao cho những người có thể tin cậy.
Hàng tồn kho tiêu biểu cho một nhà hàng đầy đủ dịch vụ không được vượt quá chuỗi hàng cung cấp cho chu kì kinh doanh 7 ngày. Các chủ nhà hàng thường có suy nghĩ như sau, đồ thừa, hàng tồn nếu không sử dụng sẽ rất phí phạm. Quả là tâm lý tiết kiệm đáng khen. Nhưng nếu nhân viên lợi dụng điều này để trục lợi cá nhân thì coi như việc kinh doanh nhà hàng đã đi vào bế tắc.
Hãy lưu giữ hồ sơ kiểm kê hàng ngày để kiểm soát tổn thất thực phẩm hoặc tính toán chi phí thực phẩm theo tỷ lệ doanh số bán hàng. Bạn có thể học một khoá học quản lý nhà hàng ngắn hạn để có những kiến thức cụ thể, khoa học nhất về vấn đề này.
Chủ kinh doanh nhà hàng, đặc biệt là những người không rành rẽ về vấn đề kế toán thường giao phó hoàn toàn việc này cho nhân viên kế toán. Nhưng như chúng tôi nói ở trên, bất cứ nhân viên nào cũng có thể nảy sinh lòng tham và gian lận để trục lợi. Vì vậy, hãy giám sát việc này thật chặt chẽ.
Đây là lời khuyên chúng tôi dành cho bạn, nếu có thể bạn nên thuê hai nhân viên kế toán độc lập. Khi có thêm một đối thủ cạnh tranh cùng làm, cùng hiểu vấn đề thì người còn lại cũng “không dám làm càn”. Ngay khi nhân viên kế toán có là người quen của bạn thì cũng không nên cả nể cho qua việc này.
Nếu nhà hàng của bạn quy mô nhỏ, thì bạn nên tự đầu tư cho mình một khoá nghiệp vụ kế toán. Hoặc không, một lớp học quản lý nhà hàng cũng là một gợi ý không tồi. Sau những khoá học này, bạn sẽ đọc hiểu được bảng báo cáo cũng như cách thực hiện. Thậm chí, bạn sẽ được lưu ý về cách gian lận thông thường khi làm việc với báo cáo tài chính.
Kiểm tra báo cáo tài chính thường xuyên là việc cần làm để kiểm soát tình hình kinh doanh nhà hàng. Nếu có thể, bạn nên kiểm tra hàng ngày hoặc hàng tuần. Việc này sẽ giúp bạn phát hiện vấn đề và xử lý kịp thời. Mặt khác, khi thấy chủ nhà hàng làm việc gắt gao, nhân viên kế toán sẽ nghiêm túc hơn, tránh việc táy máy trộm cắp.
Trên đây là ba gạch đầu dòng quan trọng cho vấn đề quản trị tài chính trong nhà hàng. Quản lý nhà hàng ăn uống rất phức tạp, hãy ưu tiên giải quyết những vấn đề cốt lõi này sau đó tập trung sang các hạng mục khác. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và hoạt động hiệu quả hơn, nhờ đó mà tình hình kinh doanh nhà hàng được cải thiện hơn nhiều.