Kỹ năng giúp bạn kinh doanh nhà hàng thành công (P1)

5 lỗi giao tiếp thường gặp của quản lý nhà hàng
April 3, 2016
Kinh doanh cafe: Thêm mắm dặm muối
April 3, 2016
Hiển thị tất cả

Kỹ năng giúp bạn kinh doanh nhà hàng thành công (P1)

Kỹ năng giúp bạn kinh doanh quán ăn nhỏ thành công. Thực tế cho thấy không một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Đây có thể là điều mà những người mới bắt đầu kinh doanh nhà hàng khó chấp nhận, song hãy nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể và bớt phù phiếm, bởi việc làm hài lòng và đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng đã là một thành công lớn cho nhà hàng của bạn. Tuy nhiên, để làm được điều này, hãy nâng cao kỹ năng mềm quản lý nhà hàng.

Xu hướng ăn nhà hàng đang ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không tránh khỏi xu thế đó. Mặc dù tương lai tươi sáng nhưng không có gì đảm bảo ai cũng có thể thành công trong ngành kinh doanh nhà hàng này. Thậm chí những chủ nhà hàng thành công nhất cũng nhận định rằng đây không phải ngành hái ra tiền một cách nhanh chóng, mà nó giống với ngành nghề làm việc chăm chỉ để kiếm từng đồng hơn.

Có rất nhiều nhà hàng chịu thua lỗ trong năm đầu kinh doanh mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu kế hoạch lâu dài. Nhiều nhà hàng cũng chỉ trụ được trong 3 năm, sau đó dần tụt dốc và phải đóng cửa hoặc nhượng quyền kinh doanh. Vậy làm sao để duy trì việc kinh doanh nhà hàng được thuận lợi và ngày càng phát triển hơn? Am hiểu kỹ năng quản trị nhà hàng, bạn sẽ làm được điều đó.

ky-nang-mem-giup-ban-kinh-doanh-nha-hang-thanh-cong1

Phương châm kinh doanh nhà hàng

Kế hoạch kinh doanh quán ăn. Bước đầu tiên cần xác định rõ phương châm kinh doanh nhà hàng của bạn là gì? Dù mong ước của bạn là mở một nhà hàng sang trọng hay bình dân, một cửa hiệu bán đồ ăn nhanh, hay nhà hàng dân tộc với những món ăn truyền thống, thậm chí là một quán cafe thì cũng cần đặt ra được phương châm kinh doanh chủ đạo của mình. Robert Owens, chủ kinh doanh nhà hàng tại Carolina cho hay, sở dĩ ông thành công trong ngành này bởi nhà hàng của ông luôn đi theo công thức “Đồ ăn chất lượng + Phục vụ tốt”. Và phương pháp này đã có hiệu quả với ông và công việc kinh doanh nhà hàng của ông trong gần 25 năm qua. Thật là một điều đáng ngưỡng mộ.

Xác định thị trường mục tiêu

Như đã nói ngay từ đầu, không có nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn tất cả các khách hàng. Bởi vậy, chủ kinh doanh nhà hàng hãy chỉ nhắm vào 5% đến 10% thị trường mục tiêu và phục vụ thật tốt. Như vậy, hướng kinh doanh của bạn đã thành công. Trước hết, bạn cần phân loại thị trường và xác định nhóm đối tượng phù hợp với phong cách nhà hàng dựa vào độ tuổi, thu nhập, nơi sinh sống, sở thích ăn uống của họ. Bạn có thể tham gia khóa học “quản lý nhà hàng cơ bản” sẽ giúp bạn xử lý tất cả vấn đề liên quan tới nhà hàng.

ky-nang-mem-giup-ban-kinh-doanh-nha-hang-thanh-cong2

Địa điểm bán hàng

Địa điểm bán hàng có ảnh hưởng gì đến lượng hàng bán ra của nhà hàng? Xin thưa là có, thậm chí là rất lớn. Hãy so sánh địa điểm bán hàng A có mật độ giao thông qua lại đông đúc, mặt bằng thoáng rộng, cảnh quan sạch sẽ và dễ tìm với một nhà hàng B trong ngõ hẻm, dân cư thưa thớt… dù chất lượng hai nhà hàng như nhau nhưng nhà hàng A vẫn thu hút được đông đảo khách hàng hơn. Do vậy, hãy lựa chọn một địa điểm mở nhà hàng tốt nhất có thể. Bạn có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây để có cơ sở lựa chọn địa điểm kinh doanh quán ăn nhỏ, ăn vặt hay ăn nhanh:

  • Giao thông: Xem xét lưu lượng xe cộ và người đi bộ qua lại xem hàng ngày có bao nhiêu lượng người lưu thông qua đây. Xem xét địa điểm có thuận lợi cho việc nghỉ chân của khách hàng không.
  • Nhân khẩu học: Tìm hiểu xem dân cư quanh khu vực đó có thuộc nhóm khách hàng mục tiêu mà nhà hàng bạn nhắm đến không? Ví dụ, bạn định mở nhà hàng Nhật, hãy lựa chọn khu vực có nhiều công ty Nhật, hoặc các tòa nhà là nơi tập trung đông người Nhật sinh sống.
  • Thuận lợi dừng đỗ xe: Địa điểm phải dễ dừng đỗ xe và đảm bảo có chỗ để xe cho thực khách đến nhà hàng.
  • Gần những nhà hàng khác:  Những nhà hàng gần kề khu vực đó có thể ảnh hưởng tới doanh số của nhà hàng bạn không, sự có mặt của họ có tác động bất lợi hay có lợi.
  • Lịch sử của địa điểm: Tìm hiểu lịch sử trước khi quyết định thuê hay không, như ai là người thuê trước đó và lý do họ không thuê nữa.
  • Phát triển trong tương lai: Tìm hiểu những chiến lược quy hoạch của địa phương để biết trước liệu có sự thay đổi nào liên quan đến địa điểm bạn định thuê hay không.
  • Các điều khoản thuê: Chủ nhà hàng nên tìm hiểu kỹ hợp đồng thuê mặt bằng để có những thoả thuận hợp lý nhất.
  • Khả năng thanh toán tiền thuê địa điểm: Nếu chủ nhà hàng đã tính toán lỗ lãi thu được trong năm đầu kinh doanh, bạn sẽ biết con số gần chính xác doanh thu sẽ đạt được, và dùng số tiền này để quyết định nên thuê địa điểm với mức giá bao nhiêu thì vừa.

ky-nang-mem-giup-ban-kinh-doanh-nha-hang-thanh-cong3

Bố trí, sắp đặt và thiết kế nhà hàng

Thiết kế nhà hàng cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Hãy phân chia các khu vực nhà hàng thật hợp lý: Khu bếp, khu vực dành cho khách, kho, và khu văn phòng nếu cần. Thông thường, khu vực dành cho khách sẽ chiếm nhiều diện tích nhất (khoảng 50% đến 60% diện tích nhà hàng), 30% dành cho khu bếp và phần còn lại dành cho kho và văn phòng là hợp lý.

  • Khu dành cho khách: Đây là khu vực chính của nhà hàng, giúp bạn kiếm ra tiền, do đó đừng làm qua quýt. Việc tham quan các nhà hàng khác là cách để đưa ra những bố trí hợp lý cho nhà hàng bạn. Hãy quan sát và đưa ra những đánh giá xem khách hàng phản ứng ra sao với cách bài trí chỗ ngồi của nhà hàng đó, có tiện lợi hay không, mức độ hài lòng của thực khách… để rút kinh nghiệm cho chính nhà hàng của bạn. Thống kê cho thấy số khách hàng tới theo đôi chiếm 40% – 50%, 30% thường đi một mình hoặc theo nhóm 3 người và 20% có xu hướng đi theo nhóm từ 4 người trở lên. Dựa vào số liệu này, để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, hãy sử dụng những dạng bàn có thể lắp ghép và di chuyển một cách linh hoạt khi cần thiết.
  • Khu bếp: Khu bếp đặc biệt phải sạch sẽ, và thuận lợi cho các khâu từ nhận, cất giữ nguyên liệu, sơ chế thực phẩm, nấu nướng, rửa bát, và khu vực để rác. Hãy bố trí các thiết bị hỗ trợ nhau một cách tốt nhất, ví dụ như khu chế biến nên cách khu nấu vài bước chân.
  • Các khu vực khác: Tuy không chiếm nhiều diện tích nhưng cũng cần một khoảng không gian riêng để tiện làm việc cho từng bộ phận nhân viên.

Bạn muốn tư vấn set up nhà hàng