Kỹ năng giúp bạn kinh doanh nhà hàng thành công (P2)

Quản lý nhà hàng: Đau đầu với bài toán nhân sự (P2)
April 3, 2016
Khoá học pha chế – Không chỉ dành cho giấc mơ làm giàu
April 3, 2016
Hiển thị tất cả

Kỹ năng giúp bạn kinh doanh nhà hàng thành công (P2)

Để kinh doanh nhà hàng thành công ngoài những yếu tố như: Xác định thị trường mục tiêu, đề ra phương châm kinh doanh của nhà hàng, lựa chọn được địa điểm kinh doanh tốt, hay có cách sắp xếp, bố trí không gian nhà hàng hợp lý thì còn cần nhiều những kỹ năng khác. Trong phần 2 này, Smart Goal sẽ giới thiệu đến bạn những kỹ năng cần thiết, góp phần thành công trên con đường kinh doanh nhà hàng mà bạn lựa chọn.

Tuyển dụng và đào tạo

Vấn đề đầu tiên cần quan tâm sau khi bạn đã xây dựng được nhà hàng là đội ngũ nhân viên. Họ chính là những trợ thủ giúp nhà hàng vận hành trơn tru, do đó cần tuyển dụng và đào tạo kỹ lưỡng. Trong chương trình tuyển dụng nhân viên, chủ nhà hàng cần quyết định chính xác những việc bạn muốn nhân viên làm thông qua bảng mô tả công việc. Bảng mô tả công việc này cần liệt kê được trách nhiệm và phận sự của từng bộ phận.

Tiếp theo đó là bảng quy định mức lương. Để đạt hiệu quả tốt, chủ nhà hàng nên nghiên cứu mức lương chung trong ngành kinh doanh nhà hàng, từ đó đặt ra những mức lương tối thiểu và tối đa với từng vị trí làm việc để luôn linh hoạt trong việc trả lương dựa vào năng lực từng người.

Human resources, CRM, data mining and social media concept - officer looking for employee represented by icon. Gender discrimination in employees selection.

Vị trí quan trọng nhất trong nhà hàng chính là người quản lý. Quản lý nhà hàng tốt phải có khả năng và kỹ năng giám sát nhân viên dựa theo phong cách và định hướng phát triển của nhà hàng. Chủ nhà hàng hãy chọn người quản lý đã từng có kinh nghiệm làm việc trong nhiều nhà hàng khác nhau, và đặc biệt ưu tiên những người có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp thực phẩm. Điều này sẽ rất có lợi trong vấn đề cung ứng nguyên liệu, thực phẩm của nhà hàng. Tuy nhiên, để tìm được một quản lý nhà hàng như vậy không phải dễ. Do đó, bạn cần trả mức lương xứng đáng, đồng thời nên tìm kiếm và tuyển dụng trước khi mở nhà hàng ít nhất một tháng để họ có thể tư vấn cho bạn những việc cần làm.

Vị trí quan trọng tiếp theo là bếp trưởng và nhân viên bếp. Đây là những người trực tiếp tạo nên hương vị món ăn cho nhà hàng bạn, đồ ăn có ngon hay không phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ này. Với những nhà hàng vừa và nhỏ, bạn nên tìm hai đầu bếp, một người làm toàn thời gian và người kia làm bán thời gian. Đầu bếp làm bán thời gian nên được bố trí vào những giờ cao điểm, cuối tuần, dịp lễ tết hoặc những khi nhà hàng chạy chương trình khuyến mãi lượng khách đến đông hơn, để hỗ trợ tối đa cho bếp chính.

Nhân viên phục vụ là những người tiếp xúc với khách hàng thường xuyên, vì thế họ cần tạo được ấn tượng dễ chịu trong mắt khách hàng, và có thể chịu được áp lực công việc, cùng lúc phục vụ được nhiều bàn mà vẫn giữ được bình tĩnh và nét mặt vui tươi.

Đối với bất kì nhân viên nào, chủ kinh doanh nhà hàng cũng nên cho họ biết triết lý của nhà hàng cũng như hình ảnh mà bạn muốn xây dựng để cùng nhau phấn đấu. Những buổi đào tạo là cần thiết. Không chỉ sửa đổi những lỗi sai, mà còn giúp nhân viên nâng cao kỹ năng làm việc trong nhà hàng.

Group of people at a restaurat having dinner being served by a waiter

Thiết kế thực đơn nhà hàng

Thực đơn nhà hàng là phần thể hiện món ăn qua hình ảnh, một quyển thực đơn hấp dẫn sẽ kích thích khách hàng chi nhiều hơn cho những món ăn mà họ “nhìn là thèm”. Một quyển thực đơn nên nhỏ gọn, được thiết kế và sắp xếp khoa học sao cho thực khách sử dụng tiện lợi nhất. Khi lên thực đơn, bạn cần lưu ý đến trẻ em nếu nhóm khách hàng mục tiêu của nhà hàng bao gồm cả đối tượng này.

Tìm hiểu những quy định về an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là yếu tố tối quan trọng khi bạn quyết định kinh doanh nhà hàng. Hãy tìm hiểu về những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện cho đúng. Nếu vi phạm lỗi này khiến khách hàng ngộ độc thì uy tín nhà hàng sẽ rất khó lấy lại, đồng thời bạn còn phải chi trả phí bồi thường và điều trị không nhỏ cho thực khách.

Chiến dịch marketing nhà hàng

Bất kì doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng cần một kế hoạch quảng bá cụ thể và loại hình kinh doanh nhà hàng không phải ngoại lệ. Tùy theo quy mô và nguồn vốn nhà hàng mà bạn lên kế hoạch marketing phù hợp. Hiện nay, hình thức marketing online đang trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi, hiệu quả và chi phí thấp. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua phương pháp marketing truyền miệng, bởi theo nghiên cứu đây là biện pháp quảng cáo tốt nhất với ngành thực phẩm.

quan-ly-nha-hang-dau-dau-voi-bai-toan-nhan-su3-1024x673

Muốn thành công hãy nuôi dưỡng đam mê

Dù bạn làm gì thì cũng nên xuất phát từ sự yêu thích và niềm đam mê, bởi nếu không có đam mê mọi việc khó mà phát triển theo hướng bạn mong muốn. Thậm chí, khi gặp khó khăn hay thất bại thì đam mê chính là động lực để bạn đứng dậy và không từ bỏ.

Việc có đam mê là rất quan trọng nhưng đam mê chứ không phải mù quáng. Nhiều người nghĩ rằng đam mê là chiếc vé vàng lên chuyến tàu thành công nhưng nếu chỉ có đam mê mà không có nền tảng kiến thức, vạch ra đầy đủ ý tưởng, thực sự thấu hiểu thị trường, cần chuẩn bị kế hoạch đối phó với những khó khăn thì công việc kinh doanh nhà hàng của bạn cũng khó mà thành công.

Do đó, trước khi bắt tay vào kinh doanh nhà hàng hãy thu thập cho mình thật nhiều kiến thức, học hỏi từ thực tế để hiểu về mô hình kinh doanh nhà hàng mà bạn hướng tới. Cùng với niềm đam mê, một ý tưởng tuyệt vời và một bản kế hoạch chi tiết, bạn sẽ biến ước mơ thành sự thật.