Trong lý thuyết quản trị, các phong cách quản lý thường được đưa ra với những chỉ dẫn cụ thể về định nghĩa, biểu hiện, phân tích ưu nhược điểm. Những lý thuyết này cũng luôn nhắc nhở rằng cần kết hợp linh hoạt các phong cách khác nhau khi quản lý nhân viên, nhưng lại chưa chỉ rõ bạn cần phải làm như thế nào. Điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự khéo léo của bản thân người quản lý nhà hàng.
Để đạt đến sự khéo léo, tinh tế của quản lý nhà hàng, bạn cần tích luỹ kinh nghiệm lâu dài. Với những người mới yêu cầu này lại càng khó khăn hơn. Thay vì kêu gọi bạn cố gắng kết hợp các phong cách quản lý, Smart Goal sẽ giúp bạn tìm được cách sử dụng phong cách quản lý phù hợp nhất với từng trường hợp.
Khóa học Quản Lý Nhà Hàng – trung tâm Smart Goal: Tự hệ thống được các vấn đề từ chi tiết tới tổng quát trong nghành quản lý và kinh doanh nhà hàng. Cam kết chia sẻ 100% tất cả các kinh nghiệm thực tế, không chém gió, không lý thuyết giáo điều nhiều, học viên được thực hành thực tế tại hệ thống nhà hàng của Trung tâm. Click vào Xem chi tiết bên dưới để biết thêm thông tin về khóa học QLNH
Với mỗi trường hợp, tuỳ vào mức độ nhận thức, kỹ năng thành thục của nhân viên mà quản lý nhà hàng sẽ đưa ra các quyết định phù hợp. Tuy nhiên, chúng tôi khó lòng nói chính xác với bạn cần phải áp dụng phong cách cụ thể với những nhân viên nào. Do đó, những gợi ý dưới đây vẫn cần đến sự tinh tế, óc quan sát của bạn.
Phương châm: Hãy làm theo tôi
Một tên gọi khác của phong cách này là độc quyền. Theo đó, quản lý nhà hàng tự mình quyết định hầu hết các vấn đề, giám sát chặt chẽ hoạt động của nhân viên. Tuy nhiên, thay vì phó mặc nhân viên tự làm, quản lý nhà hàng sẽ chỉ rõ họ sẽ làm những gì và nên thực hiện theo cách nào.
Đây là điều tối quan trọng, bởi nghiệp vụ nhà hàng rất phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao, hơn thế mong muốn và yêu cầu của mỗi quản lý là khác nhau. Do vậy, bạn nên chỉ dẫn cho nhân viên chính xác những gì họ phải làm, đừng đợi đến khi mọi thứ đổ bể bạn mới chỉnh lý lại, khi ấy thì sự nghiệp kinh doanh nhà hàng của bạn cũng kết thúc.
Kết quả: Nhân viên sẽ hiểu và thực hiện đúng theo mong muốn của bạn.
Hệ quả: Tiếp tục duy trì phong cách quản lý này sẽ khiến nhân viên mất dần khả năng tư duy độc lập. Đồng thời quản lý nhà hàng phải chịu áp lực lớn khi phải giải quyết mọi vấn đề lớn nhỏ. Và bạn có thể trở thành một quản lý quá chú trọng tiểu tiết, độc đoán.
Chỉ định: Những nghiệp vụ về phục vụ bàn, lễ tân, nhà bếp đòi hỏi kĩ năng khéo léo và chính xác nên bạn cần huấn luyện nhân viên thật tỉ mỉ. Phong cách này phù hợp nhất với những nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Phong cách quản lý này cũng thích hợp trong trường hợp nhân viên mới được tuyển dụng. Lúc này, nhà lãnh đạo trở thành một người hướng dẫn có năng lực và tâm huyết. Từ đó, nhân viên mới được tạo động lực để học hỏi thêm kỹ năng.
Về phía quản lý nhà hàng, bạn chỉ nên áp dụng phong cách này khi đã có đủ thông tin để giải quyết vấn đề, hiểu về kỹ năng công việc hoặc khi bị thiếu thời gian, hay khi đã tạo ra nguồn động lực cho các nhân viên.
Phương châm: Hãy làm cùng tôi
Đây là câu nói của một quản lý nhà hàng dân chủ. Theo đó, họ sẽ liên tục đưa ra các vấn đề, buộc nhân viên tham gia vào quá trình giải quyết. Người quản lý sẽ khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến và định hướng họ.
Trừ khi là một thiên tài, nếu không chẳng thể nào có chuyện một học sinh lớp 3 có thể giải bài toán thi đại học. Tương tự như vậy, bạn nên biết cách quản lý nhà hàng phải biết lựa chọn vấn đề phù hợp với khả năng giải quyết của nhân viên, sau đó nâng dần độ khó của vấn đề. Không chỉ dừng lại tại đó, vấn đề được mang ra để tham khảo ý kiến chung còn phải tuỳ thuộc vào quy mô ảnh hưởng hay mức độ tin cậy của nhân viên.
Kết quả: Nhân viên được quyền thể hiện chính kiến, tư duy cá nhân. Quản lý nhà hàng được giảm bớt áp lực lãnh đạo. Nhờ việc thu thập ý kiến của nhân viên, những ý tưởng hay sẽ được đề cập và bạn có thể sẽ tích luỹ thêm được rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh mới mẻ.
Hệ quả: Áp dụng phương pháp này có thể làm chậm thời gian ra quyết định, những việc hệ trọng, không thể trì hoãn như giải quyết phàn nàn của khách hàng hay tìm nhà cung cấp mới không thể áp dụng phương thức quản lý này.
Chỉ định: Dành cho những nhân viên đã làm việc một thời gian, có đủ kĩ năng theo yêu cầu nhưng không tự tin về khả năng của mình. Phong cách này được áp dụng phổ biến khi mà quản lý nhà hàng nắm trong tay một phần thông tin, và phần còn lại thuộc về các nhân viên của bạn. Đừng ngại tham khảo ý kiến của nhân viên, bởi có những kiến thức mà quản lý nhà hàng không thể nào bao quát hết.
Phương châm: Hãy thử làm việc này
Đây cũng là một biểu hiện khác của nhà quản lý dân chủ, nhưng ở cấp độ cao hơn so với phong cách quản lý tư vấn. Thay vì cho phép nhân viên tham gia đóng góp ý kiến, quản lý nhà hàng sẽ giao nhiệm vụ cho họ. Nhân viên sẽ là những người trực tiếp thực hiện, giải quyết công việc, vấn đề phát sinh. Quản lý nhà hàng sẽ đóng vai trò người quan sát và bảo hộ cho công việc của nhân viên.
Cụ thể hơn, bạn chỉ nên dừng ở mức tạo điều kiện để nhân viên hoàn thành công việc. Một số quản lý nhà hàng rất lo lắng khi giao việc cho nhân viên, họ vẫn giám sát và đôi khi can thiệp quá đà. Hãy để nhân viên tự chịu trách nhiệm với công việc của họ.
Kết quả: Nhân viên được rèn luyện tư duy làm việc độc lập, nâng cao tinh thần trách nhiệm. Giảm tải áp lực công việc cho quản lý nhà hàng.
Hệ quả: Nhân viên tiến bộ về năng lực, nhưng cũng vì đó mà họ trở thành đối tượng được săn đón. Nguy cơ bạn sẽ mất đi nhân viên giỏi là rất lớn.
Chỉ định: Quản lý nhân viên theo cách này phù hợp với người có tố chất quản lý. Tuy nhiên việc áp dụng phải có chọn lọc, bạn nên áp dụng với các trưởng bộ phận bếp, lễ tân,… hoặc những người có tiềm năng thay thế họ.
Phương châm: Hãy làm đi
Những quản lý nhà hàng sử dụng phong cách này nên giải thích sơ lược hoặc có những chỉ tiêu về các công việc cần được thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc đó. Còn cách thức làm việc thì toàn quyền do nhân viên quyết định.
Xem thêm:
Điều khác biệt với phong cách trước đó là nhân viên toàn quyền quyết định công việc được giao, chỉ báo cáo kết quả với quản lý nhà hàng. Bạn nên nhớ người lãnh đạo không thể làm mọi thứ! Bạn phải biết cách thiết lập ưu tiên cũng như phân chia cho nhân viên của mình những nhiệm vụ nhất định.
Kết quả: Áp lực công việc của bạn được giảm đi đáng kể, những nhân viên chuyên trách sẽ đảm nhận nhiệm vụ của từng bộ phận. Phong cách lãnh đạo này cũng tạo cho các nhà quản lý có nhiều thời gian để dành cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác như xây dựng các tiêu chuẩn, suy nghĩ chiến lược và lên kế hoạch, nâng cao hiệu suất công việc.
Hệ quả: Nếu bỏ bê công tác giám sát, nhân viên một là sẽ thấy bạn bỏ mặc họ hai là sẽ lạm quyền.
Chỉ định: Phong cách lãnh đạo này rất thích hợp khi nhân viên là người hiểu biết, có kỹ năng và động lực để hoàn thành công việc. Bởi vì, những nhân viên có kinh nghiệm, có khả năng phân tích vấn đề, xác định những việc cần làm và biết cách thực hiện chúng sẽ không cần một nhà quản lý nói rằng họ phải làm gì. Họ muốn tự do lựa chọn cách thức thực hiện công việc. Tất nhiên, nhân viên đó phải là người được tín nhiệm.
Khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng, bạn cần phải xác định trước rằng những tình huống xảy ra là muôn hình vạn trạng. Đừng quá lệ thuộc vào sách vở, đắn đo quá lâu trước khi đưa ra quyết định. Quản lý nhà hàng phải liên tục thay đổi phong cách quản lý để phù hợp với sự phát triển về kỹ năng, kinh nghiệm và sự tự tin của nhân viên. Nếu không sẽ khiến nhân viên không thể phát triển được.
Phong cách quản lý quyền uy chỉ nên áp dụng hạn chế trong một vài trường hợp cá biệt. Nếu bạn có thời gian và mong muốn nhận được sự cam kết nhiều hơn và nguồn động lực lớn hơn từ phía nhân viên, thì bạn nên vận dụng các phong cách còn lại. Một cách khác để bạn có thể xác định sử dụng phong cách quản lý đó là dựa vào sự thay đổi của tình hình kinh doanh nhà hàng.
Khi việc kinh doanh gặp trục trặc, và cần thiết phải thay đổi quy trình làm việc. Quản lý nhà hàng hãy xây dựng chiến thuật thay đổi và áp dụng ngay lập tức với nhân viên (độc quyền), hạn chế vấn đề sai sót lan rộng. Sau đó, nên tham khảo ý kiến của nhân viên đóng góp thông tin, gợi ý thay đổi đối với quyết định của bạn (tư vấn). Khi chiến thuật thay đổi được đồng tình, hãy giao cho nhân viên thay bạn từng bước tiến hành quy trình mới (hỗ trợ). Cuối cùng, sau tất cả mọi sự thay đổi, việc kinh doanh trở về ổn định, hãy tin tưởng giao phó công việc cho nhân viên điều hành công việc (uỷ quyền).
Lãnh đạo theo tình huống đã trở thành một cách tiếp cận phổ biến trong quản lý nhân sự bởi nó tính đến sự khác biệt giữa các nhân viên. Học cách tiếp cận này, việc kinh doanh nhà hàng của bạn sẽ trôi chảy hơn vì nhân viên của bạn sẽ học được cách tự quản lý mình.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DV & ĐT NHÀ HÀNG – SMART GOAL
Địa chỉ: Tầng 03, TEGO Building, 16A5 Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 0988778133
Khóa học Quản Lý Nhà Hàng – trung tâm Smart Goal: Tự hệ thống được các vấn đề từ chi tiết tới tổng quát trong nghành quản lý và kinh doanh nhà hàng. Cam kết chia sẻ 100% tất cả các kinh nghiệm thực tế, không chém gió, không lý thuyết giáo điều nhiều, học viên được thực hành thực tế tại hệ thống nhà hàng của Trung tâm. Xem chi tiết khóa học quản lý nhà hàng
Chương trình ưu đãi của khóa học quản lý nhà hàng: