Lưu ý trong công tác bài trí và thiết kế không gian nhà hàng

Lý do thất bại trong kinh doanh nhà hàng
April 1, 2016
Bí quyết vàng để thành công trong quản lý nhà hàng
April 1, 2016
Hiển thị tất cả

Lưu ý trong công tác bài trí và thiết kế không gian nhà hàng

Một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công trong kinh doanh nhà hàng, quán cafe hay quán ăn thành công đó là bài trí và thiết kế không gian nhà hàng làm sao cho khách hàng cảm thấy thoải mái nhất và có ấn tượng mạnh thì khả năng khách hàng quay lại với bạn là rất cao.

Tùy thuộc vào lĩnh vực bạn kinh doanh để có thiết kết không gian sao cho hợp lý và tiết kiệm được chỗ ngồi nhất.

Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số lưu ý trong công tác thiết kế nhà hàng.

thiet-ke-nha-hang

Thông thường, các nhà hàng dành khoảng 40-60% diện tích cho không gian ẩm thực, 30% cho bếp và khu vực phụ cận. Diện tích còn lại thuộc về kho và văn phòng.

Khu vực ăn uống

Đây là nơi sẽ mang tới cho bạn nguồn thu chính cho công việc kinh doanh nhà hàng. Vì vậy, điểm đầu tiên bạn cần lưu ý là không cắt giảm diện tích khi thiết kế phòng ăn.

Nếu bạn là người mới bắt đầu trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, hãy chủ động đi tham khảo các nhà hàng khác và quan sát các thực khách: Họ có phản ứng tích cực với phong cách thiết kế của nhà hàng đó không? Không gian có thực sự thoải mái và khách hàng có phải di chuyển chỗ ngồi khi đã bắt đầu bữa ăn? Ghi lại những điểm tốt và những thiếu sót của nhà hàng đó.

Đối với một nhà hàng ăn tối nhỏ và bình dân, bạn cần khoảng 1,4m2 – 1,8m2 cho mỗi chỗ ngồi để đảm bảo tốt nhất sự thư giãn và thoải mái cho thực khách cũng như chỗ đi lại cho nhân viên phục vụ.

Khu vực chế biến

Thông thường, khu vực chế biến của một nhà hàng không được thiết kế một cách hiệu quả và ảnh hưởng tới không gian bếp cũng như chất lượng dịch vụ.

Nghĩ tới từng món ăn có trong menu nhà hàng khi bạn quyết định không gian cho mỗi thành phần chế biến.

Khu vực chế biến.

Bạn sẽ phải tính toán cả diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, rửa bát, trang thiết bị của nhân viên và không thể không kể đến một văn phòng nhỏ tiện cho việc quản lý hàng ngày của bạn.

Sắp xếp khu vực cung cấp thực phẩm sao cho rất gần vị trí của các đầu bếp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới không gian dành cho 2 hay nhiều hơn 2 đầu bếp làm việc vào những giờ bận rộn nhất của nhà hàng.

thiet-ke-nha-hang_1

Vật liệu sử dụng

Tiêu chuẩn vật liệu dùng cho nhà hàng cũng đòi hỏi loại vật liệu bền và đẹp. Ngoài phải chịu sự tác động liên tục của con người thì vật liệu còn đòi hỏi phải chịu được nước, độ ẩm cao, nóng lạnh bất thường… Do đó những loại chất liệu kém bền và không chịu được nước và độ ẩm phải thực sự hạn chế.

Bàn ghế phải dùng gỗ thịt, không nên dùng gỗ công nghiệp. Những chỗ liên tục phải chịu sự tiếp xúc của tay thì nên được ốp đá hoặc gạch men, bề mặt sàn nên dễ lau chùi. Hệ thống thông gió, điều hòa phải tốt. Trong trường hợp phải sử dụng những vật liệu như vậy thì phải liên tục kiểm tra, bảo dưỡng. Nếu không thời gian sử dụng chúng chỉ khoảng 6 tháng.

Ngoài ra, phòng bếp cần sử dụng loại vật liệu có thể chùi rửa thường xuyên.

Trên đây là một số kinh nghiệm thiết kế không gian cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe mà chúng tôi tích cóp được trong quá trình triển khai. Chúc các bạn thành công!