Nhân viên hạnh phúc trước, khách hàng hài lòng sau liệu có đúng?

kinh phí
Kinh doanh nhà hàng và những chi phí cần phải tính trước
June 15, 2016
Bí quyết giúp nhân viên luôn hạnh phúc khi làm việc?
June 17, 2016
Hiển thị tất cả

Nhân viên hạnh phúc trước, khách hàng hài lòng sau liệu có đúng?

Nhân viên hạnh phúc

Nhân viên hạnh phúc

Series bài viết: Nhân viên hạnh phúc

Quan điểm kinh doanh: “Khách hàng không phải là số 1, họ là số 2” trò cười hay lý luận của thiên tài?

Xem thêm: Làm thế nào để làm hài lòng khách hàng từ A – Z

Xem thêm: Kinh doanh nhà hàng – Tận dụng phản hồi của khách hàng

Khách hàng – người trả lương cho chúng ta, mang lại công việc, nguồn lợi cho các doanh nghiệp thứ tự ưu tiên lại xếp sau điều này nghe có vẻ bất hợp lý nhưng lại hết sức hợp lý. Hãy cùng Smartgoal phân tích về luận điểm này và ứng dụng của nó vào nghành quản lý nhà hàng khách sạn xem sao nhé.

“Khách hàng không phải là số 1, họ là số 2” đó là một trong những quan điểm kinh doanh mới mẻ, kỳ lạ của Marcus Lemonis – Chủ tịch, CEO của Công ty Camping World và Good Sam Enterprises, ngôi sao của chuỗi chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng The Profit.

Đồng quan điểm này có Vineet Nayar – CEO của “gã khổng lồ” trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công nghệ HCL Technologies với cuốn sách được viết: “Employees First, Customers Second: Turning Conventional Management Upside Down”

“Khách hàng không phải là số 1, họ là số 2”, đó là một trong những quan điểm kinh doanh của Marcus Lemonis –
Đồng quan điểm với Marcus Lemonis, Vineet Nayar – CEO của “gã khổng lồ” trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công nghệ HCL Technologies – cũng đã từng viết một quyển sách về vấn đề này với tựa đề Employees First, Customers Second: Turning Conventional Management Upside Down (tạm dịch: Nhân viên là số 1, Khách hàng là số 2: Đảo ngược cách quản lý thông thường). Hay như Richard Branson của Tập đoàn Virgin và Tony Hsieh của Công ty Zappos cũng đều là những “tín đồ” của triết lý “chú trọng sự hài lòng của nhân viên”.

Nhân viên hạnh phúc 2

Nhân viên hạnh phúc 2

Tinh thần và vật chất là thứ mà mỗi con người không thể thiếu. Nếu như một phục vụ suốt ngày lo nghĩ về miếng ăn, cái mặc thì sao có thể tập trung vào việc tốt để làm khách hàng hài lòng được? Nếu như một lễ tân với tinh thần khó chịu thì làm sao có thể mỉm cười với khách một cách tự nhiên và vui vẻ nhất được? Vật chất và tinh thần đều quan trọng như nhau. Thậm chí trên một khía cạnh nào đó thì tinh thần còn cần phải chú ý hơn so với vật chất. Một người tinh thần luôn luôn tốt thì sẽ mang lại hiệu quả một cách không ngờ. Đó là bài học quản lý nhà hàng khách sạn mà mỗi người chủ cần phải chú tâm trong thời đại mới.

Nhân viên là “trái tim” của công ty, với những nhân viên được đào tạo tốt, được tạo động lực làm việc sẽ mang đến những sản phẩm/dịch vụ chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng.

Nhân viên hạnh phúc 3

Nhân viên hạnh phúc 3

Nhân viên hài lòng công ty sẽ có được nhiều lợi ích:

  • Duy trì được sự hài lòng của khách hàng: Một nhân viên phục vụ lâu năm, luôn luôn biết khách hàng cần gì, hiểu khách hàng muốn gì, luôn làm tốt nhiệm vụ được giao với năng suất 200% so với sức của mình. Vậy thì dù có là khách hàng khó tính nhất cũng không thể chê trách được. Nên nhớ rằng không có chiến dịch marketing nào của bạn tốt bằng lời khen ngợi và giới thiệu của khách hàng
  • Có được lòng trung thành của nhân viên: Lòng trung thành luôn là tính cách được các ông chủ để ý nhất. Còn gì tuyệt hơn một nhân viên giỏi, làm việc hiệu quả lại luôn luôn trung thành với công ty, với nhà hàng. Bạn sẽ có thêm rất nhiều thời gian để nghĩ tới hướng phát triển tiếp theo, tìm thêm các khách hàng tiềm năng, hoặc đơn giản bạn có thể nghĩ tới việc đi nghỉ ngơi sau chuỗi ngày căng thẳng mà không cần lo lắng.
  • Tiết kiệm được thời gian và tiền bạc: Thông thường khi có nhân viên xin nghỉ sẽ tác động ít nhiều đến những người ở lại. Tiếp theo đó công ty phải tuyển dụng, đào tạo lại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ công ty.

Theo thống kê của Zen Workplace, thay thế một nhân viên cấp thấp phải mất một khoản phí từ 30 – 50% lương/năm của nhân viên đó. Với nhân viên cấp trung phải mất hơn 150% lương/năm của họ. Còn đối với nhân viên cấp cao, khoản phí khi thay thế người mới này ở vào khoảng 400% lương của họ trong một năm.

Vậy theo bạn sự hài lòng của nhân viên có phải là quan trọng bậc nhất không? Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn một suy nghĩ mới về cách quản lý nhà hàng khách sạn của mình