Phong cách quản lý nhà hàng coi trọng tiểu tiết

Thiết kế mẫu thực đơn trong kinh doanh nhà hàng
April 2, 2016
Làm Thế Nào Để Làm Hài Lòng Khách Hàng Từ A – Z
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

Phong cách quản lý nhà hàng coi trọng tiểu tiết

Sự cầu toàn luôn được đánh giá cao trong mọi trường hợp, sự đòi hỏi cao về thành quả khiến họ có nỗ lực hoàn thành công việc tốt hơn. Vậy nhưng khi bạn đảm đương vai trò quản lý nhà hàng và đồng thời cũng sỏ hữu tính cách này, chưa chắc đó đã là điều tốt. Hãy cùng xem nhé!

Giả dụ như bạn bận công việc riêng, phải ủy quyền cho nhân viên. Mặc dù đã bàn giao công việc, dặn dò kĩ lưỡng nhưng bạn không hề yên tâm và liên tục gỏi điện để kiểm tra tình hình. Lần thứ nhất, bạn quả là một người có trách nhiệm. Lần thứ hai, bạn thật cẩn thận. Lần thứ ba, có vẻ bạn không tin tưởng ai. Cứ thế, suy nghĩ tiêu cực về bạn cứ nhiều thêm sau mỗi cuộc gọi.Định nghĩa về “kính lúp”

Ví dụ khác, bạn kiểm tra khăn trải và thấy chúng bị xô lệch, bạn nhắc nhở nhân viên chỉnh sửa lại. Quay lại lần nữa, bạn vẫn có cảm giác lệch lạc và yêu cầu nhân viên chỉnh lại dưới sự giám sát của bạn, và độ xê dịch là chừng 1 – 2mm. Sau đó, kiểm tra lần cuối, bạn vẫn có cảm giác đó, lần này, đích thân bạn chỉnh sửa, sau vài lần đắn đo và bạn chiếc khăn vẫn nguyên vị trí.

quan-ly-nha-hang-tieu-tiet-smartgoal1

Có khi nào bạn rơi vào hai ví dụ trên hoặc những trường hợp tương tự? Nếu có, chúc mừng bạn, khả năng lớn là bạn là một quản lý nhà hàng tiểu tiết chính hiệu hoặc có thể sếp của bạn thuộc mẫu người này.

Thuật ngữ tiếng anh để chỉ đối tượng quản lý trên là “micro manager”. Họ là những quản lý nhà hàng thực sự kĩ tính, sự hoản hảo trở thành nỗi ám ảnh gần như cực đoan đối với họ. Điều này khiến những quản lý nhà hàng có xu hướng kiểm soát mọi thứ. Nếu như bạn tham gia các khóa học quản lý nhà hàng ngắn hạn sẽ luôn được lưu ý vấn đề kiểm tra và giám sát các quy trình hoạt động nhằm tránh sai sót. Nhưng vấn đề kiểm soát đó dường như đi quá giới hạn, đôi khi khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi.

Lợi hại khôn lường

Bất kì vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, đối với quản lý nhà hàng coi trọng tiểu tiết cũng vậy. Họ có những điểm mạnh nhất định, nhưng chẳng hề thiếu khuyết điểm. Hãy cùng chúng tôi “giải phẫu” mẫu nhà quản lý này nhé!

Lợi thì có lợi

Với ngành kinh doanh nhà hàng, mọi quy trình đều cần phải chuẩn chỉ, bởi một sai phạm nhỏ cũng có thể khiến khách hàng bị ảnh hưởng. Và dưới quyền kiểm soát của một nhà lãnh đạo cầu toàn điều này gần như là không có khả năng xảy ra.

Những nhà hàng có quản lý dạng này thường được khách hàng đánh giá là có phong cách phục vụ tốt. Điều này là tín hiệu tốt để duy trì lượng khách hàng trung thành, đối tượng mang đến 70 – 80% doanh thu cho nhà hàng của bạn. Cũng nhờ quản lý nhà hàng tỉ mẩn trong từng chi tiết mà họ có thể duy trì danh tiếng nhà hàng rất ổn định.

quan-ly-nha-hang-tieu-tiet-smartgoal2

Hơn thế, họ có lý do thuyết phục để thực hiện kiểm soát nhân viên. Nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt động trong ngành kinh doanh nhà hàng thực sự còn rất thiếu, những người được đào tạo lại chủ yếu cho vị trí giám sát hay quản lý nhà hàng. Ở những cấp thấp hơn, gần như nhân viên không có kỹ năng quy chuẩn. Do đó, việc nhà quản lý kiểm soát chặt chẽ không chỉ giúp công việc trơn tru mà còn tạo được thói quen và kĩ năng làm việc theo quy trình chuẩn mực cho nhân viên.

Cái sai lớn

Đáng tiếc là quản lý nhà hàng tiểu tiết gần như chỉ tạo cái lợi cho bên ngoài, còn yếu tố nội bộ lại nhận được những phản ứng tiêu cực nhiều hơn. Yêu cầu cao của người quản lý có thể khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi. Đỉnh điểm là như trường hợp của ví dụ đầu tiên, họ sẽ cảm thấy bản thân không được tin tưởng cũng như không được công nhận về mặt năng lực.

Hệ quả là họ trở nên nhút nhát hơn, thay vì nỗ lực hoàn thiện kĩ năng, thì họ mặc cảm với lý do bản thân luôn làm sai và bị xét nét. Các nhân viên thường phản ứng theo kiểu lệ thuộc khi luôn hỏi quản lý nhà hàng về phương pháp thực hiện. Hoặc họ sẽ tự ý thực hiện để rồi không mang lại kết quả tốt. Điều này càng khiến quản lý nhà hàng có niềm tin vào phong cách lãnh đạo của mình.

Vậy nhưng phong cách này lại làm tổn hại đến vấn đề quy hoạch nội bộ. Dù theo hướng nào nhân viên dưới quyền quản lý nhà hàng tiểu tiết không thể phát triển được năng lực. Điều này sẽ khiến nhà hàng không tạo được đội ngũ kế cận đủ năng lực thay thế. Đó là không kể đến áp lực khiến họ dễ dàng bỏ việc hơn. Một đội ngũ kém ổn định sẽ không thể nào hoạt động tốt.

quan-ly-nha-hang-tieu-tiet-smartgoal3

Mặt khác, khi ít có sự đóng góp ý kiến, người quản lý sẽ tiệm cận đến phóng cách độc đoán, điều hành nhà hàng theo chủ kiến một chiều sẽ khiến nguy cơ mắc sai phạm cao hơn nhiều. Bởi khi đó, họ tập trung nhiều vào tiểu tiết thay vì chú ý đại cục. Đồng thời, khi đảm nhận quá nhiều công việc, tự thân người quản lý nhà hàng cũng gặp phải áp lực lớn không kém, họ có thể mắc một số vấn đề với sức khỏe khi phải hoạt động quá nhiều.

Đã đến lúc thay đổi

Sai phải sửa, không còn cách nào khác nếu bạn muốn công việc phát triển hơn. Từ phía quản lý nhà hàng, sau khi nhận thấy sai lầm của mình, bạn nên thẳng thắn thừa nhận lỗi sai và trước hết trao quyền phê bình cho họ. Sẽ phải mất một thời gian dài để bạn thuyết phục nhân viên rằng bản thân đang cố gắng hoàn thiện và thay đổi phong cách quản lý. Để làm được điều này, hãy tăng cường đối thoại với nhân viên.

Tiếp xúc nhiều với nhân viên sẽ giúp bạn nhận thấy năng lực, tính cách và mong muốn của họ. Điều này sẽ khiến bạn dễ dàng và cân nhắc hơn trong vấn đề trao quyền cho nhân viên. Và bạn nên thực hiện điều này với những người có triển vọng nhất. Hãy hướng dẫn họ và để họ chịu trách nhiệm với công việc của mình. Sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm sẽ giúp họ hoàn thành tốt công việc.

Về phía nhân viên khi có quản lý nhà hàng kiểu này sẽ gặp khó khăn hơn khi bạn phải khiến họ nhận thức về vấn đề của bản thân. Bạn cần chỉ cho họ thấy có phương thức quản lý hiệu quả hơn nhiều việc “bới lông tìm vết”. Trước tiên, hãy thẳng thắn đối thoại để nắm rõ những yêu cầu của họ. Sau đó, tình nguyện đứng ra nhận công việc mà bạn chắc chắn làm tốt, sự thành công của bạn sẽ khiến người quản lý nhận thấy rằng bạn cũng có những năng lực nhất định. Nên nhớ rằng luôn báo cáo tình hình triển khai công việc để quản lý không mất công thúc giục và bạn cũng không phải chịu áp lực khi cảm thấy bị giám sát chặt chẽ.

quan-ly-nha-hang-tieu-tiet-smartgoal4

Và bạn cũng nên tự hoàn thiện năng lực cá nhân để chứng minh cho họ thấy rằng nhân viên cũng có những khả năng nhất định, không cần đến sự giám sát gắt gao. Những thông tin luôn được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông sẽ hỗ trợ bạn. Bạn cũng có thể theo học các lớp nghiệp vụ để nâng cao chuyên môn, hay khóa học quản lý nhà hàng ngắn hạn nếu bạn mong muốn tương lai đảm nhận vị trí này.

Tóm lại, chìa khóa của vấn đề quay về việc tương tác giữa nhân viên và người quản lý nhà hàng. Hãy tăng cường giao tiếp thật nhiều để lắng nghe tương tác của đối phương và có những điều chỉnh hợp lý nhé!