Thiết kế mẫu thực đơn trong kinh doanh nhà hàng

Những sai lầm của chủ kinh doanh nhà hàng mới
April 2, 2016
Phong cách quản lý nhà hàng coi trọng tiểu tiết
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

Thiết kế mẫu thực đơn trong kinh doanh nhà hàng

“Trăm nghe không bằng một thấy”, có lẽ vì vậy mà dù khi chọn món, ngoài những lời đưa đẩy của nhân viên, khách hàng luôn cần đến thực đơn nhà hàng. Do đó, hãy khai thác sự tin tưởng của khách hàng đối với cuốn thực đơn nếu bạn muốn công việc kinh doanh nhà hàng ngày càng phát triển. Dưới đây sẽ là một số những bí quyết thiết kế mẫu thực đơn nhà hàng thu hút hơn.

Yếu tố “cần”

Ai cũng biết rằng thực đơn bao gồm thành phần cố định là tên, hình ảnh và giá món ăn. Đôi chỗ để tiết kiệm cũng có cắt giảm phần hình ảnh nhưng khá hãn hữu. Đúng là vậy nhưng với những chi tiết này lại có các tiêu chí riêng. Bạn chưa biết đúng không? Hãy cùng xem nhé!

thiet-ke-mau-thuc-don1

Tránh những cái tên phức tạp

Một cái tên hoàn hảo cho món ăn phải ngắn gọn, nhễ nhớ. Nó nên gợi đến một hình tượng, mô phỏng phương pháp chế biến. Bạn cũng có thể dùng tên nước ngoài, nhưng nên nhớ chúng phải dễ phát âm và thật sự xúc tích. Những cái tên rườm rà rất khó hình dung, và nhân viên của bạn sẽ phải mất thời gian giải thích cho khách hàng. Điều này có ảnh hưởng đến tốc độ phục vụ của nhà hàng.

Một cái tên dài sẽ khiến khách hàng khó nhớ, ngay cả khi khách hàng rất ấn tượng với chất lượng món ăn nhưng cũng khó lòng giới thiệu cho bạn bè. Vậy là khả năng lan truyền của món ăn cũng giảm đi đáng kể. Nếu bạn là chủ kinh doanh nhà hàng, hãy tập trung đầu tư chất xám cho những vấn đề nhỏ này trước khi vung tay cho các chương trình khuyến mãi rườm rà.

Hình ảnh chân thật

Điều này gần như là yếu tố mất dạng trên các quốn thực đơn. Nếu nhà hàng bình dân, họ sẽ không bỏ thời gian để đầu tư cho một bộ ảnh riêng mà thay vào đó là sử dụng các tấm hình bắt mắt có sẵn. Với những quy mô kinh doanh nhà hàng lớn hơn, các chủ đầu tư có phần chú trọng tới khâu hình ảnh quá mức khi các tấm hình đều long lanh vì được “giải phẫu” bằng photoshop.

Đồng ý rằng những hình ảnh đẹp sẽ bắt mắt hơn nhưng sẽ còn tai hại hơn nếu như khách hàng gọi món và nhận được món ăn khác xa với hình dung. Tất nhiên, hình ảnh luôn mang tính minh họa, nhưng nó cần sự tương tích một cách tương đối giữa hình ảnh và thực tế. Khách hàng chỉ cho phép sự sai lệch ở trong một biên độ nhất định. Do đó, đừng quá lạm dụng việc sử dụng thủ thuật đối với các bức hình.

thiet-ke-mau-thuc-don2

Mách nhỏ cho bạn một bí quyết, hãy chọn những góc chụp cận cảnh thay vì chụp toàn cảnh. Khi đó, khác hàng sẽ nhận thấy những thành phần cơ bản và bớt thắc mắc hơn vì họ không nhìn tổng thể trong bức ảnh.

Giá cả và giá thành

Bạn có thể đặt giá ở bất kì mức nào bạn mong muốn, miễn là giá trị của chúng khiến khách hàng chấp nhận. Việc kinh doanh nhà hàng có thuận lợi hay không cũng phụ thuộc phần nhiều vào yếu tố này.

Những yếu tố phụ thêm như không gian, phục vụ, ý tưởng,… đóng vai trò lớn trong việc nâng tầm giá trị của món ăn. Ví dụ như sau, một nhà hàng với không gian dát vàng thì dù bạn chỉ ăn rau luộc giản đơn cũng có mức giá cao hơn hẳn những địa điểm khác. Và khách hàng không đời nào chịu trả giá cao khi phải tự phục vụ.

Một yếu tố nữa, việc định giá có thể phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nhà hàng. Khi mới thành lập, bạn cần gây được sự chú ý nơi khách hàng và tập trung vào giá thấp là lựa chọn khôn ngoan. Điều này cũng đúng với trường hợp ra các món ăn thử nghiệm. Với những nhà hàng có danh tiếng lớn hoặc chủ trương mang lại các trải nghiệm đặc biệt mới lạ như món ăn với bụi vàng hay không gian trên cao có thể tăng giá tương ứng. Nhưng để làm được điều này bạn cần lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết nhằm đánh giá đúng thực chất về các lợi ích khác biệt của nhà hàng và vị thế hiện tại trên thị trường.

Điều kiện “đủ”

Những yếu tố dưới đây không mang tính phụ thêm nhưng thường bị ngó lơ khi thiết kế mẫu thực đơn nhà hàng. Vì vậy, nếu muốn tạo ra sự khác biệt với số đông, hãy tập trung vào những yếu tố này. Chúng sẽ không chỉ làm thực đơn của bạn trông khoa học hơn mà còn đánh trúng tâm lý để thu hút khách hàng.

thiet-ke-mau-thuc-don3

Phân chia hạng mục

Nếu như nhà hàng của bạn theo đuổi các phong cách khác nhau hãy để tên ở phần đầu trước khi giới thiệu món ăn. Hãy sắp xếp các món ăn cùng dạng thức thưởng thức vào chung hạng mục ví như các món mặn, các món ngọt, đồ uống,…

Sở dĩ chúng ta cần làm điều này vì khách hàng không đọc thực đơn mà họ chỉ lướt qua chúng với các bức ảnh sặc sỡ bắt mắt. Và những hạng mục in tên cỡ lớn sẽ khiến họ chú ý và lựa chọn dễ dàng hơn.

Lưu ý đến vấn đề số lượng

Tại mỗi hạng mục, hãy xem xét đưa vào khoảng 3 – 8 món mà thôi. Nếu ít hơn 3 món, họ sẽ cảm thấy thực đơn của nhà hàng quá ít sự lựa chọn. Điều này cũng khiến họ dễ dàng liên tưởng đến tình hình kinh doanh nhà hàng không được thuận lợi. Vậy nhưng cũng không nên quá con số 8 bởi sẽ khiến khách hàng trở nên bối rối trước nhiề lựa chọn. Đây cũng là lỗi sai phổ biến, ngay cả đối với những người có kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng.

Địa điểm vàng để đặt món

Theo nghiên cứu, những vị trí đầu tiên và cuối cùng sẽ có tác dụng thu hút tầm nhìn nhất. Vì thế, hãy dặt những món ăn mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận nhất thay vì có giá đắt nhất. Để kéo thêm sự chú ý, hãy thêm các từ như: “đặc biệt”, “món mới”, “gia truyền”. Nên nhớ đặt chéo, không đối xứng với các hạng mục để tạo sự khác biệt. Điều này có thể giúp doanh thu tăng khoảng 10 – 20%. Nếu muốn nhấn mạnh vào món ăn nào đó, đóng khung hoặc tô viền đậm là phương pháp gây ấn tượng đơn giản và hiệu quả nhất.

Bạn thấy đấy, không quá khó để tạo một thực đơn thu hut đúng không? Và vẫn còn rất nhiều bí quyết khác nữa chúng tôi sẽ bật mí trong các bài viết tiếp theo. Hãy đón đọc!