Phong cách tối giản trong thiết kế nhà hàng

13 lý do tại sao bạn thất bại trong kinh doanh nhà hàng (Phần 6)
April 2, 2016
Bí kíp “vải thưa che mắt thánh” khi lên thực đơn nhà hàng
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

Phong cách tối giản trong thiết kế nhà hàng

Phong cách thiết kế này bắt đầu phát triển từ những năm cuối thập niên 90 ở Bắc Âu, sau đó mở rộng sự ảnh hưởng ra châu Mỹ và trở thành trào lưu trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, xu hướng này cũng manh nha xuất hiện nhưng mới chỉ dừng lại ở các thiết kế nhà ở.

Đây chính là cơ hội của bạn, hãy trở thành người dẫn đầu với ứng dụng thiết kế tối giản cho nhà hàng của mình. Hãy cùng Smart Goal tìm hiểu về phong cách tối giản trong thiết kế nhà hàng qua bài viết dưới đây.

Mẫu số chung

Tiết chế là tôn chỉ của phong cách tối giản. Phong cách này đi ngược lại phong cách truyền thống của thiết kế nhà hàng thông thường. Phong cách truyền thống thường đưa thêm các chi tiết để làm tăng tính sinh động, ấm áp cho không gian. Nhưng phong cách tối giản lại cố loại bỏ những chi tiết thừa thãi để tập trung vào màu sắc và hình khối đồ vật khi thiết kế nội thất nhà hàng.

Công thức chung cho phong cách này là 20% cho nội thất,  phần còn lại dành cho khoảng trống. Tuy nhiên nếu kiên trì áp dụng công thức này cho thiết kế nhà hàng thì hoàn toàn không khả thi. Bởi nhà hàng đòi hỏi phải có một không gian phục vụ đủ rộng để đáp ứng lượng khách ghé thăm. Do đó, con số này có thể đổi tỷ lệ thành 40: 60 với phần nhiều thuộc về các đồ nội thất.

phong-cach-toi-gian-trong-thiet-ke-nha-hang3

“Hạn chế” thế nào?

Có nghĩa là bạn cần phải giản lược tối đa các chi tiết có thể, ví dụ như thay vì bạn phải kê thêm kệ để tivi, hãy bỏ chiếc tủ đó và gắn tivi vào tường. Đơn giản và gọn gàng hơn rất nhiều đúng không, bởi cái bạn cần chỉ là một chiếc tivi có thể hoạt động.

Thiết kế nội thất nhà hàng với phong cách tối giản

#Tường

Đối với phong cách tối giản, màu trắng luôn là sự lựa chọn tối ưu bởi sự linh hoạt, dễ kết hợp. Tuy nhiên bạn cũng có thể thay bằng các màu đơn sắc khác như xanh, vàng, đỏ, đen,… Tựu chung lại, khi thiết kế nhà hàng theo phong cách tối giản bạn không nên sử dụng quá ba màu, cụ thể là một màu nền, màu chủ đạo và một màu nhấn. Trong đó, bức tường với gam màu trung tính được mặc định là phông nền hoàn hoản cho các đồ nội thất.

Đừng tham treo quá nhiều tranh lên tường hay bất kì một món đồ trang trí nào. Thay vào đó bạn nên thêm một tấm gương lớn hoặc bức tranh khổ rộng để cơi nới thêm không gian cho căn phòng.

phong-cach-toi-gian-trong-thiet-ke-nha-hang

#Sàn

Sàn gỗ mang lại vẻ cổ điển và ấm áp cho không gian, nhưng lại không phù hợp với tính thời thượng, hiện đại của phong cách tối giản. Khi thiết kế nội thất nhà hàng, bạn nên cân nhắc đến các loại gạch sáng bóng, có màu gần tương tự với màu tường để khiến không gian thêm đồng nhất và mở rộng chiều sâu cho căn phòng. Chủ kinh doanh nhà hàng có thể lựa chọn một màu gạch hoặc xếp xen kẽ các màu gạch để tăng thêm tính độc đáo cho không gian nội thất nhà hàng.

#Không gian

Mục đích cuối cùng của phong cách tối giản đó là tạo nên một không gian khúc chiết, thoáng đãng. Bạn khó có thể tìm được một thiết kế nhà hàng nào theo phong cách này mà dày đặc các bức vách kín. Đây chính là lý do phong cách tối giản đặc biệt phù hợp với những không gian nhỏ hẹp. Những vách chia ở các nhà hàng theo phong cách này chỉ xuất hiện ở khu bếp, vệ sinh. Còn lại là không gian hoàn toàn mở từ khu vực tiếp tân đến khu vực phục vụ.

Một lưu lý cho bạn rằng nếu bạn muốn tạo một không gian ấm áp thì phong cách này không dành cho bạn. Bởi với phần không gian thoáng rộng, tông màu trung tính thì thiết kế nhà hàng theo phong cách này mang tới cảm giác khá “lạnh lùng”, nhưng bù lại vẻ sang trọng và đẳng cấp sẽ thuyết phục được rất nhiều người.

#Ánh sáng

Do việc hạn chế sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất nhà hàng nên ánh sáng được xem như là thủ pháp trang trí tuyệt vời nhất. Bạn có thể sử dụng cả ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để tạo nên những hiệu ứng thị giác hút mắt khách hàng. Càng những khu vực quan trọng càng cần phải chú ý đến việc thiết kế ánh sáng tạo hiệu ứng bóng đổ nhằm tôn lên hình khối của các đồ dùng trong không gian nhà hàng.

phong-cach-toi-gian-trong-thiet-ke-nha-hang2

Xu hướng hiện nay mọi người sử dụng nhiều ánh sáng nhân tạo. Tuy nhiên nhiều chuyên gia dự đoán ánh sáng tự nhiên sẽ là xu hướng thay thế tiếp theo bởi phong cách tối giản thường được kết hợp với những không gian mở, cùng ô cửa lớn để lấy sáng.

Phong cách tối giản trong thiết kế ngoại thất

Vẫn duy trì sự giản tiện về các chi tiết, phần ngoại thất của nhà hàng thiết kế theo dạng các hình khối với không gian mở, sử dụng nhiều những mảng kính để tăng cường lấy sáng cho không gian bên trong.

Trái với phần thiết kế nội thất nhà hàng ít sử dụng chất liệu gỗ, đối với phần ngoại thất sự hiện diện của chất liệu này đảm nhiệm vai trò điểm nhấn nhà hàng. Hơn thế, thiết kế nhà hàng với phần mặt tiền có điểm nhấn từ gỗ, đá tự nhiên sẽ mang lại cái nhìn hài hoà với khung cảnh tự nhiên bên ngoài.

phong-cach-toi-gian-trong-thiet-ke-nha-hang4

Về màu sắc, phần ngoại thất của thiết kế nhà hàng tối giản vẫn trung thành với các gam màu trung tính và công thức “tam sắc” như nội thất nhà hàng.. Với phong cách tối giản thì một gam màu sặc sỡ tuy bắt mắt nhưng sẽ rất kệch cỡm khi bạn sử dụng cho mặt tiền nhà hàng. Do đó, sắc trắng vẫn là màu được ưu tiên nhất, kế tiếp là các màu sắc như xám, nâu. Nếu bạn muốn tạo vẻ nổi loạn, bạn cũng có thể sử dụng những gam màu sặc sỡ, nhưng nên kết hợp với các gam màu trung tính.

Với những không gian hạn chế như ở các đô thị tại Việt Nam thì phong cách này là một sự lựa chọn hoàn hảo. Hơn thế vẻ lạ mắt sẽ thu hút khách hàng đến với nhà hàng của bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm một lựa chọn mới cho việc lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng.