Những công việc trong ngành nhà hàng không quá phức tạp hay đòi hỏi nhiều kỹ năng khó, tuy vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà hàng được giao, bạn vẫn cần những kỹ năng cần thiết.
Dù làm việc ở bất kỳ vị trí nào, bạn cũng nên rèn luyện tính kiễn nhẫn và phải bảo đảm rằng khách hàng giữ vị trí quan trọng nhất. Chúng tôi hy vọng rằng những bước sau đây sẽ giúp bạn thành công, khi bạn quyết định theo đuổi đam mê và làm việc trong ngành nhà hàng:
- Bắt đầu với vị trí thấp nhất và tìm hiểu mô hình kinh doanh của nhà hàng. Nhiều nhà quản lý giỏi nhất đã bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí đầu tiên chỉ là phục vụ bàn hoặc chiêu đãi viên rồi mới đến những vị trí cao hơn.
Dù làm việc ở bất kỳ vị trí nào, bạn cũng nên rèn luyện tính kiễn nhẫn
- Đừng nhảy việc từ nhà hàng này sang nhà hàng khác. Khi lựa chọn nhân sự cho một vị trí còn trống, những nhà tuyển dụng có xu hướng bỏ qua những ứng viên làm việc ở nhiều hơn hai nhà hàng trong vòng năm năm. Những khó khăn trong công việc là điều sẽ xảy ra, và sự nhảy việc sẽ phần nào phản ảnh cách bạn xử lý khó khăn và sự thiếu tự tin vào bản thân mình.
- Hãy nhớ rằng những vị khách luôn là số một. Đúng vậy, hãy gọi họ khách, chứ không phải là khách hàng. Mục đích công việc của bạn là giúp họ cảm thấy như đang được “mời” dùng bữa tại nhà bạn, chứ không đơn giản chỉ là những nhóm người lạ trong phòng ăn. Bạn nên nói chuyện với họ, ghi nhớ những vị khách thường xuyên, dành tất cả thời gian bạn có để giao tiếp với mọi vị khách trong nhà hàng chứ không chỉ ngồi lỳ ở văn phòng!
- Hãy biết rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn! Ngay cả khi Giám đốc nhà hàng không nói chi tiết về những điều này, bạn cũng nên cố gắng tự tìm hiểu và học hỏi tất cả những điều có thể từ những quản lý khác, ví dụ như quản lý bộ phận tiền sảnh và bếp, tìm hiểu những điều cần thiết để làm tốt vị trí của bạn.
Hãy biết rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn
- Hãy đối xử với mọi người theo cách mà bạn muốn được đối xử. “Mọi người” ở đây có thể là bất cứ ai, từ người rửa chén đĩa cho đến chủ nhà hàng, bạn cần đối xử tốt với tất cả mọi người. Nhân viên của bạn cần biết rằng bạn không ngại cọ sạch phòng tắm để tăng thiện cảm với khách và vì vậy, họ cũng không nên nề hà công việc này. Triết lý làm việc của bạn nên là “Không yêu cầu ai đó làm một việc mà bạn sẽ không làm”.
- Đừng xin nghỉ việc khi chưa chắc chắn về công việc mới. Trong khi tìm kiếm công việc mới, bạn đừng vội xin nghỉ việc. Quá trình tìm việc mới sẽ dễ dàng hơn khi bạn đang có một công việc. Bạn có thể đăng tin tìm việc trên bảng thông tin, nhưng nếu muốn sử dụng dịch vụ tìm việc, bạn nên gỡ tin tìm việc của mình xuống. Những nhà tuyển dụng sẽ không liên lạc với bạn nếu bạn được dịch vụ tìm việc giới thiệu nhưng hồ sơ của bạn lại có thể tìm thấy trên bảng tin.
Đừng xin nghỉ việc khi chưa chắc chắn về công việc mới
Mách nhỏ:
Luôn nhớ rằng những vị khách là số một. Không có gì có thể phủ nhận tầm quan trọng của những vị khách này, vì họ chính là nhân tố quan trọng nhất trong ngành nhà hàng, là người gián tiếp trả lương cho bạn!
Không bao giờ được mất kiên nhẫn. Nhiều người làm việc trong ngành nhà hàng cho biết đôi khi họ gặp vài vị khách khó tính, trong trường hợp này, hãy kiên định, nhớ đến mục tiêu lâu dài, những thành quả sẽ đạt được sau này và nở một nụ cười. Hãy tự nhủ với mình rằng, sau khi phục vụ những vị khách khó tính, sức chịu đựng của bạn đã tăng lên một chút, điều này rất tốt cho công việc của bạn.