13 lý do tại sao bạn thất bại trong kinh doanh nhà hàng (Phần 2)

Lời giải cho bài toán thiết kế bếp nhà hàng
April 2, 2016
TRAO YÊU THƯƠNG ĐẾN MỘT NỬA THẾ GIỚI
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

13 lý do tại sao bạn thất bại trong kinh doanh nhà hàng (Phần 2)

young man lookig at drawing business concept on wall

Bạn muốn kinh doanh nhà hàng, bạn muốn mở quán cafe, bạn có ý tưởng nhưng chưa biết việc tiếp theo bắt đầu từ đâu. Chúng tôi sẽ trả lời bạn, hãy lập một kế hoạch kinh doanh. Bạn không thể há miệng chờ sung nên cần phải thực hiện ý tưởng của mình. Nhưng bạn cũng không thể mò mẫn trong bóng tối để tìm lối thoát, vậy nên hãy chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đó sẽ là kim chỉ nam cho bạn đi đúng hướng.

Tiên trách kỉ, hậu trách nhân

Mọi việc phải tự vấn bản thân trước. Nếu bạn đã có một ý tưởng tốt, một nguồn lực đủ mạnh, nhưng bạn lại thất bại thậm chí ngay từ những bước đầu tiên, hãy xem lại bản kế hoạch kinh doanh của mình.

Nếu không có bản kế hoạch nào, bạn thật đáng trách, vì kinh doanh nhà hàng không giống như bạn chơi đồ hàng ngày bé. Bạn không thể cứ bày đồ ra bán và đòi hỏi mọi người sà vào, huống hồ hiện tại tìm địa điểm để mở nhà hàng cũng vô cùng khó khăn. Đây là sai lầm mà các chủ đầu tư thường mắc phải bởi đa phần các chủ nhà hàng ở Việt Nam không được đào tạo chuyên nghiệp, và họ không hề biết đến khái niệm lập kế hoạch kinh doanh.

Nếu bản kế hoạch của bạn quá sơ sài, bạn càng đáng trách hơn bởi không làm tới nơi tới chốn. Đây là cách làm chống chế và sai lầm thì bạn đã nhận thấy rồi đó. Nguyên nhân bởi mô hình kinh doanh nhà hàng ở Việt Nam chủ yếu ở quy mô nhỏ và vừa, và chủ kinh doanh thấy không cần thiết phải lập kế hoạch. Do đó, họ tiến hành xây dựng nhà hàng dựa trên những ý tưởng và phương án triển khai sơ sài.

Một lý do khác có thể xét đến đó là kinh doanh nhà hàng ở Việt Nam phần lớn chỉ là việc giết thời gian và nghề tay trái, chứ chưa hẳn là cần câu cơm. Xét thấy lợi nhuận từ lĩnh vực này là rất hấp dẫn, mọi người lao vào đầu tư và nhanh chóng muốn thu hồi vốn. Và kết quả của quá trình o ép ấy là một bản kế hoạch  sơ sài. Hệ quả là bạn tự dồn mình vào thế yếu.

kinh-doanh-that-bai1

Còn khi bạn xác định sai hướng thì tất nhiên đoàn tàu chệch khỏi đường ray và nhà hàng của bạn sẽ đóng cửa sớm thôi. Hãy nhìn về ví dụ của Burger King khi vào Việt Nam, họ chuyên nghiệp, họ có kế hoạch bài bản và … họ vẫn thất bại. Nguyên do đâu, hãy xét lại kế hoạch của họ phạm phải những sai lầm nào.

Trước tiên, họ xác định là người đến sau nên chấp nhận chạy đua giành mặt bằng với giá cao. Điều này thực sự khá bất cập bởi khi giá thuê mặt bằng bị đẩy cao thì chi phí giá thành sản phẩm bị đội lên nhiều, còn nếu vẫn giữ nguyên mức giá cạnh tranh đồng nghĩa với việc chịu lỗ.

Bản kế hoạch thâm nhập thị trường của Burger King còn thiếu sót lớn về việc tính toán đối thủ cạnh tranh. Họ chỉ đề cập tới đối thủ trực tiếp là McDonald’s mà quên đi các thương hiệu ăn nhanh khác. Một phần sai lầm này từ việc thiếu đi điều tra nghiên cứu thị hiếu người Việt. Tại đất nước chúng ta pizza, burger, gà rán đều là đồ ăn nhanh cả. Nên những thương hiệu ăn nhanh khác đều là đối thủ của họ, chưa kể đến những hàng quán từ bình dân đến sang trọng khắp các phố phường.

Vậy đấy, một ông lớn chuyên nghiệp còn phạm phải sai lầm như vậy, còn bạn một người mới bắt đầu có đủ tự tin để khẳng định thành công. Nếu phạm phải bất kì lý do nào ở trên, bạn đều nên từ bỏ công việc kinh doanh nhà hàng, bởi nó là công việc nghiêm túc, cần đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nếu bạn không muốn từ bỏ ý định kinh doanh hãy ngay lập tức lên kế hoạch. Và khi đã bắt tay xây dựng kế hoạch thì nên cố gắng làm tốt nhất có thể.

Có còn hơn không

Bạn đã muốn bắt tay lập kế hoạch, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng vội buông bút. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách đơn giản nhất để bắt đầu. Chúng ta vẫn thường hay nghe câu “Mục đích đến trái đất của bạn là gì?”, đây chỉ là một câu hỏi trào lưu mang tính hài hước. Vậy nhưng nếu chúng tôi nghiêm túc hỏi bạn câu này, bạn sẽ đáp lại thế nào? Thực ra câu hỏi này chỉ mang ý nghĩa xác định điều bạn thực sự cần và mục đích bạn muốn hướng tới.

Tiếp theo, bạn sẽ đạt được mục tiêu đó bằng cách nào? Hãy trả lời những câu hỏi này và bạn sẽ có một kế hoạch kinh doanh. Khá là đơn giản đúng không, mọi người thường có xu hướng mặc định kế hoạch kinh doanh là một vấn đề cao siêu và phức tạp hoá điều đó.

young man lookig at drawing business concept on wall

Ở khía cạnh khác, việc lập kế hoạch kinh doanh cũng không hẳn đơn giản, bởi các phương án bạn đưa ra còn phải tính đến mức độ khả thi, điều này khá khó khăn đối với người bắt đầu khởi nghiệp.

Một bản kế hoạch được vạch ra cụ thể trên giấy viết mang tính hiện thực hơn nhiều khi bạn giữ nó trong suy nghĩ. Bởi có rất nhiều trường hợp phát sinh mà bạn không thể nghĩ ra ngay cùng một lúc, bản kế hoạch sẽ giúp bạn thống kê điều đó.

Đồng thời nhờ bản kế hoạch này mà bạn có thể tham khảo góp ý của mọi người dễ dàng, thay vì ôm khư khư những tính toán riêng. Một bản kế hoạch giấy trắng mực đen bao giờ cũng chuyên nghiệp hơn hẳn những câu nói miệng, và bạn cũng có cơ hội tìm được một nhà đầu tư hào phóng nếu nó thực sự khả thi.

Thừa còn hơn thiếu

Điều này hoàn toàn đúng khi lập một kế hoạch kinh doanh nhà hàng, bạn càng cụ thể bao nhiêu thì dự án càng khả thi bấy nhiêu. Cẩn thận không bao giờ thừa khi bạn phác thảo kế hoạch. Bạn đã dành thời gian vẽ một bức tranh thì nên tô màu hoàn chỉnh, đừng chỉ nguệch ngoạc vài nét. Việc lập kế hoạch cũng như vậy, chủ kinh doanh sẽ tiết kiệm được vô khối thời gian và chi phí nếu bạn đầu tư cho một bản kế hoạch hoàn thiện.

Một kế hoạch kinh doanh nhà hàng rất cần sự chi tiết, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn có thể lôi cả bản thiết kế nhà hàng vào chung kế hoạch kinh doanh. Hãy đính nó vào phần phụ lục để tránh làm rối những chi tiết chính. Kế hoạch kinh doanh là việc lên lộ trình hoạt động cho nhà hàng vậy nên bạn cần phải tập trung cả những mặt như marketing, nhân sự, đừng chỉ chú trọng đến việc tính toán tài chính, lên thực đơn và giá bán, hay thiết kế nhà hàng.

kinh-doanh-that-bai3

Một lưu ý nhỏ cho bạn, hãy gắn thời gian với những mục tiêu cụ thể. Một năm có 8760 giờ, bạn cần sắp xếp thực hiện công việc sao cho đạt được nhiều mục tiêu nhất mà không bị ảnh hưởng đến các công việc cá nhân.

Việc đặt ra mốc thời gian sẽ kích thích bạn cố gắng đạt mục tiêu hơn và hiệu suất công việc cũng cao hơn. Giống như biển báo cấm, bạn nên cố gắng đạt được mục tiêu trong thời gian hạn định, vì càng kéo dài thời gian thì kế hoạch của bạn càng có nguy cơ lỗi thời, và “kẻ đến sau” như bạn không bao giờ được hoan nghênh, như vậy là bạn đã tự đánh mất cơ hội làm giàu.

Kèm theo bản kế hoạch, hãy vạch ra những tiêu chí đánh giá tính hiệu quả. Bạn cũng biết “đời không như mơ”, việc triển khai thực hiện kế hoạch cũng phải có vấp váp mà bạn khó lòng lường trước. Đôi khi kế hoạch phải điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của một yếu tố nào đó, ví dụ như xu hướng, nguồn vốn, thời gian,… Nhưng cuối cùng, mục tiêu phải được thực hiện, và những chỉ tiêu đánh giá sẽ giúp bạn xác định được việc thực hiện có đúng hướng hay không.

Hãy đề cập cả những rủi ro và cách khắc phục. Tất nhiên chẳng ai mong kế hoạch của mình gặp trục trặc nhưng những vấn đề phát sinh bất ngờ khó mà tránh khỏi. Vậy nên bạn cần thống kê những tình huống xấu có thể xảy ra và nghĩ cách đối phó. Hoặc bạn cũng có thể đề cập tới một phương án hoàn toàn mới để dự phòng. Một bài toán có nhiều cách giải và một mục tiêu sẽ không bao giờ có dưới một con đường để bước tới.

kinh-doanh-that-bai5

Nếu bạn đã biết về tầm quan trọng của bản kế hoạch, hãy thực hiện điều đó. Nếu bạn không đủ hiểu biết để lập kế hoạch kinh doanh hãy tìm hiểu nó bằng cách tham gia các khoá học quản lý nhà hàng smart Goal  hay tham khảo kiến thức qua sách báo, người thân. Còn khi bạn không đủ tự tin để lập kế hoạch kinh doanh, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia setup nhà hàng.

Sai một ly đi một dặm, hãy đón đọc bài viết tiếp theo về sai lầm khi lựa chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng.