Kinh tế Việt Nam vừa trải qua một năm đầy khó khăn. Trong tình hình kém phát triển của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nhiều công ty , doanh nghiệp , thậm chí hàng loạt các doanh nghiệp đi đến phá sản.
Ngành nhà hàng là một ngành phụ thuộc nhiều vào sự thịnh vượng, sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định xã hội. Vì thế , trong tình hình nền kinh tế khó khăn cũng đã làm ngành nhà hàng rơi vào tình trạng khó khăn chung. Có thể nhận thấy những khó khăn cơ bản đang tồn tại:
– Giảm thực khách
– Giảm doanh thu trên bình quân đầu người
– Mức lương phải trả cho nhân viên tăng trong bối cảnh giá cả tăng …
Hãy làm việc thật chăm chỉ, làm mọi thứ mà bạn thấy có ích cho nhà hàng để giữ nó hoạt động ổn định, có lời. Sau giai đoạn khủng hoảng, nền kinh tế sẽ phục hồi và thành quả cho những nổ lực không ngừng của bạn sẽ là sự phát triển mạnh mẽ của nhà hàng.
Sau đây là hướng dẫn giúp chủ nhà hàng cách tồn tại trong khó khăn mà các nhà hàng có thể tham khảo:
Xây dựng lại kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là một kế hoạch mô tả quá trình khóa học quản lý trong một khoảng thời gian được tạo ra khi mở cửa hàng. Khi nền kinh tế đất nước suy thoái, xem xét lại bản kế hoạch thật chi tiết là việc làm cần thiết để nhằm khắc phục khó khăn . Ví dụ như cần giảm thiểu các chi phí đầu tư như trang trí, thuê thêm người, quảng cáo… khi mà lượng khách đến cửa hàng sụt giảm. Việc so sánh lợi nhuận và tổn thất từng mục cắt giảm sẽ giúp bạn có cái nhìn thấu đáo về hoạt động kinh doanh để từ đó đề ra những kế hoạch khác một cách thích hợp.
Chi phí thực phẩm và món ăn trên thực đơn
-Với tính đặc thù của nhà hàng thì thực phẩm chiếm chi phí khá lớn trong kinh doanh. Do đó, bạn hãy nhìn lại ngân sách đang tiêu xài cho mua thực phẩm. Thực hiện nguyên tắc mua nguyên vật liệu nào trước thì sử dụng trước để tránh để lâu hư hỏng , tránh lãng phí. Kiểm tra lượng hàng tồn hằng ngày để có kế hoạch sử dụng thích hợp cho ngày hôm sau.
-Thường xuyên phối hợp với các nhà cung cấp thực phẩm để đảm bảo giá mua hàng một cách tốt nhất.
-Hãy chắc chắn rằng bạn đang phục vụ khẩu phần ăn thích hợp cho khách hàng. Kiểm tra xem các món ăn trong thực đơn của bạn có tỷ lệ với các chi phí phải bỏ ra để mang lại lợi nhuận cho nhà hàng không. Lưu ý không cắt giảm số lượng và chất lượng trên từng món ăn vì sẽ làm mất uy tín của nhà hàng và khách hàng sẽ rời bỏ nhà hàng của bạn.
Định vị giá trị
Trong thời điểm kinh tế khó khăn, các nhà hàng đều phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút khách hàng. Do đó, hãy tạo cho nhà hàng của bạn nổi bật bằng chiến lược tiếp thị hiệu quả và thông minh nhất. Trong bối cảnh này, định luật cạnh tranh để tồn tại vẫn luôn đúng và rất đúng với cả ngành kinh doanh nhà hàng.
– Những nhà hàng yếu kém về chất lượng dịch vụ sẽ mất lợi thế.
– Những nhà hàng đắt đỏ về giá cả sẽ mất lợi thế
– Những nhà hàng không biết tự tìm đến khách hàng, chờ khách hàng tự tìm đến sẽ mất lợi thế.
– Những nhà hàng thiếu các hoạt động khuyến mãi với khách hàng sẽ mất lợi thế.
-Những nhà hàng không có sự điều chỉnh phù hợp với xu hướng chung của nhà hàng đang tạo ra những điểm cộng thêm mà không tính phí cho khách hàng sẽ mất lợi thế.
Dĩ nhiên những yếu tố trên vẫn là những yếu tố cần có kể cả khi ngành nhà hàng không rơi vào bối cảnh khó khăn, nhưng càng khó khăn, thì những yếu tố trên càng trở nên quan trọng, quan trọng hơn hẳn hàng chục yếu tố cần có khác trong kinh doanh nhà hàng, và có thể sẽ là những biện pháp cứu cánh then chốt, giúp một nhà hàng cạnh tranh thắng lợi với những nhà hàng khác.