Bạn muốn khởi nghiệp với việc kinh doanh nhà hàng và mong muốn mở một quán ăn riêng của mình. Tuy nhiên, bạn đã sẵn sàng cho những quyết định quan trọng và những khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình kinh doanh chưa? Những nước cờ sai sẽ dẫn đến thất bại mà bạn không ngờ đến. Hãy cùng Smart Goal tìm hiểu những lỗi thường gặp khi mới bắt đầu mở quán ăn để không lập lại những sai lầm đó nhé.
Kinh doanh nhà hàng là một công việc phức tạp và mỗi bước đi đều cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Việc lập bản kế hoạch kinh doanh là yêu cầu tiên quyết giúp bạn phác thảo tầm nhìn và mục đích kinh doanh quán ăn của mình. Quan trọng nhất, bạn có thể dễ dàng xem xét lại kế hoạch tài chính hay những yêu cầu đầu tư thông qua bản kế hoạch kinh doanh này.
Có nhiều chủ nhà hàng, quản lý nhà hàng bỏ qua bước lập kế hoạch kinh doanh vì ngại mất thời gian, nhưng thời gian đầu tư cho bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn tránh lãng phí tiền bạc về sau. Khóa học quản lý Nếu bạn còn băn khoăn vì thiếu kiến thức và chưa biết xác lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh thế nào, hãy tham khảo bài viết … để hiểu rõ hơn cách thức và các mục cần có của bản kế hoạch này.
Chắc bạn hiểu rằng địa điểm kinh doanh góp phần quan trọng quyết định thành bại trong việc kinh doanh nhà hàng của bạn. Vì thế, hãy cân nhắc kỹ khi lựa chọn địa điểm mở quán ăn. Đừng mạo hiểm lựa chọn địa điểm tồi vị tiền thuê rẻ nếu bạn không muốn kết thúc việc kinh doanh nhanh chóng.
Một địa điểm thích hợp phải đáp ứng được yếu tố dễ nhận ra và dễ tiếp cận. Tùy vào mô hình kinh doanh quán ăn của bạn mà lựa chọn địa điểm sao cho phù hợp. Ví dụ như khi bạn mở quán ăn vặt, đối tượng phục vụ đa phần là học sinh, sinh viên, hãy chọn địa điểm mở quán ăn gần các trường học, quanh những khu dân cư có đông sinh viên thuê trọ. Còn nếu đối tượng bạn hướng đến là giới công chức, văn phòng, thì chắc chắn quán ăn cần đặt ở những khu văn phòng, nơi tập trung nhiều công ty, cơ quan. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý đến chỗ để xe rộng rãi và an toàn, để thuận tiện nhất cho khách đến thưởng thức tại quán.
Trước khi bắt tay vào mở quán ăn, hẳn nhiên bạn đã có ý tưởng của riêng mình. Tuy nhiên, việc biến ý tưởng thành hiện thực lại không đơn giản như những gì bạn đọc được trong sách vở. Bạn có thể định hướng phát triển ý tưởng đó như thế nào? Bạn có am hiểu về thiết kế nội thất, bố trí không gian hay trang trí mặt tiền không? Thay vì bảo lưu ý tưởng đó để thực hiện những cái dễ hơn, bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những chuyên gia chuyên tư vấn setup nhà hàng. Họ là những người có đủ kiến thức và thừa kinh nghiệm trong những vấn đề liên quan đến lĩnh vực nhà hàng. Ngoài ra, họ còn là một tập hợp những quản lý nhà hàng, thiết kế nội ngoại thất, kiến trúc sư, nhà thầu xây dựng. Việc biến những ý tưởng mới lạ của bạn hiện thực chính là công việc của họ. Vậy nên, bạn hãy chia sẻ ý tưởng và ngắm nhìn thành quản thu được. Điều này trên thực tế có thể tốt hơn kế hoạch ban đầu mà bạn hình dung.
Kinh doanh nhà hàng luôn có những bất ngờ xảy đến. Có thể là sự chậm trễ trong quá trình xây dựng công trình, chi phí phát sinh cho việc trang trí quán, tiền thuê địa điểm kinh doanh, hay phí nguyên vật liệu tăng. Do đó, bạn nên chuẩn bị nguồn vốn lưu động để chi trả cho những vấn đề này. Nguyên tắc là hãy dành ra 10 – 15% tổng mức đầu tư cần thiết để duy trì quá trình vận hành nhà hàng.
Hãy thực tế lên. Bạn tin rằng mình sẽ kiếm được tiền trong ngày đầu khai trương ư? Ngay cả chuỗi nhà hàng nổi tiếng cũng phải chuẩn bị tâm lý thua lỗ trong tháng đầu tiên. Trong những ngày đầu, nhà hàng bạn có thể đạt doanh thu tốt nhưng đừng quên bạn vẫn phải chi trả nhiều chi phí cho nhân sự và nguyên vật liệu. Những tháng đầu tiên, bạn và đội ngũ nhân viên mới chỉ làm quen với cảm giác kinh doanh nhà hàng. Đây chính là thời điểm để bạn có những điều chỉnh thích hợp trong kế hoạch kinh doanh của mình.
Đúng là bạn mở quán ăn vì yêu thích và mong muốn xây dựng theo phong cách riêng của mình. Nhưng những điều cá nhân bạn thích không quá quan trọng, bởi vì bạn không phải là khách hàng và không phải người trả tiền cho chính những món ăn của mình. Thay vào đó, bạn hãy khảo sát nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu bằng cách đến những nhà hàng khác trong vùng, hay thậm chí trao đổi với người dân địa phương để biết họ thích làm gì, ăn gì và nhu cầu của họ là gì.
Không có một nhà hàng nào đủ sức làm hài lòng tất cả mọi người mà chỉ đáp ứng được nhóm khách hàng mục tiêu. Do đó, một khi bạn đã có ý tưởng cho nhà hàng, bạn cần xác định những điều cần thiết và và tập trung phát triển những điều này.