Bí mật kinh doanh quán cafe thành công (P2)

Học pha chế: Để trở thành một Bartender chuyên nghiệp (P1)
April 3, 2016
Những lý do gây thất thoát trong kinh doanh nhà hàng
April 3, 2016
Hiển thị tất cả

Bí mật kinh doanh quán cafe thành công (P2)

“Bán thứ khách hàng cần, đừng bán thứ bạn có” đây là câu nói mà nhiều chủ kinh doanh quán cafe được nghe. Đặt khách hàng lên hàng đầu, nhưng đó có phải là giải pháp mang đến thành công cho bạn. Nếu không cân nhắc đến yếu tố lợi nhuận thu về, bạn sẽ thất bại sớm thôi. Cùng tiếp tục khám phá những bí mật thành công của ông chủ Philz Coffee.

Đa dạng, nhưng đừng tạp nham

Xây dựng một kế hoạch kinh doanh quán cà phê thành công khi bạn là chủ kinh doanh quán cafe, họ nghĩ rằng một thực đơn càng nhiều món thì càng hấp dẫn khách hàng, gia tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ. Nhưng Jacob Jaber lại phủ nhận điều này, sau thời gian dài kinh doanh cafe có hiệu quả trong thời kỳ khủng khoảng, ông đã đưa ra kết luận: Điều đó chỉ đúng khi bạn bán những sản phẩm liên quan đến sản phẩm chính của mình. Có nghĩa là dự án kinh doanh quán cafe, chỉ bán kèm những món đồ như nước ép hay các loại bánh ngọt chẳng hạn. Đừng để cafe sánh đôi cùng cơm hay phở.

Ông cho rằng khi vào quán cafe, khách hàng sẽ rất phân vân với một thực đơn dài bất tận, với vô số các danh mục với cái tên lạ lẫm. Do đó, nhân viên thường xuyên phải gợi ý cho khách hàng, điều này có thể làm giảm tốc độ phục vụ của cửa hàng. Đây chắc chắn là điều mà không một chủ kinh doanh quán cafe nào mong muốn.

kinh-doanh-quan-cafe-thanh-cong_smartgoal12

Mặt khác, việc đưa quá nhiều món ăn vào thực đơn sẽ làm bạn mất chi phí và thời gian để quản lý chúng mà đôi khi không mang lại lợi ích tương xứng. Hơn thế, việc đưa quá nhiều danh mục khác nhau vào thực đơn dễ khiến bạn mất đi định hướng kinh doanh ban đầu.

Kế hoạch kinh doanh quán ở những lĩnh vực không phải thế mạnh hay thiếu hiểu biết về nó sẽ gây khó khăn cho bạn, khi phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng thương hiệu cafe cho bạn. Đó là chưa kể đến những đánh giá về sự thiếu chuyên nghiệp và hỗn tạp của khách hàng về việc kinh doanh cafe của bạn.

Đừng “phân biệt chủng tộc”

Bạn có biết câu nói này không “Mèo đen mèo trắng đều tốt, miễn là bắt được chuột”, khi quản lý thiết bị, đồ dùng không nên phân biệt giá trị, miễn là hữu dụng đều phải bảo quản cho tốt. Với tư cách là người đầu tư, các chủ kinh doanh quán cafe sẽ có những định hướng đúng đắn như vậy. Nhưng vấn đề là nhân viên của bạn có thể không nghĩ như vậy.

Có ba hình thức “bạc đãi” với đồ đạc mà các nhân viên thường dùng đó là tiêu dùng quá hoang phí, “bạo hành” trong quá trình sử dụng hoặc không bảo quản và vệ sinh sau khi dùng. Tất cả đều gây ra sự thất thoát tài sản, làm tăng chi phí trong quá trình kinh doanh quán cafe.

Do đó, bạn cần đề cập tới vấn đề bảo quản các thiết bị tới toàn thể nhân viên. Hoặc mạnh tay hơn có thể đưa vấn đề này vào nội quy và đưa ra hình thức kỷ luật đối với những ai không chấp hành.

kinh-doanh-quan-cafe-thanh-cong_smartgoal3

Trong các buổi trò chuyện với nhân viên, bạn nên lấy vài ví dụ về vấn đề này. Đó có thể là phép tính khi lãng phí một chiếc giấy ăn, chiếc lót ly hay đơn giản chỉ là một chiếc tăm nhỏ thôi nhưng cũng khiến chi phí mỗi tháng tăng lên một khoản kha khá.

Nếu bạn là một chủ kinh doanh quán cafe hào phóng, hãy thêm vào những cam kết tăng lương thưởng nếu lợi nhuận tăng thêm. Tất nhiên bạn nên nhấn mạnh rằng hạn chế thất thoát tài sản đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận để kích thích ý thức của nhân viên.

Một vấn đề nữa, khách hàng của bạn cũng có thể khiến tài sản bị thất thoát. Nếu nhượng bộ khách hàng quá nhiều, bạn sẽ phải nhận phần thiệt hại. Nếu việc này lặp lại quá nhiều, doanh thu có thể sẽ không đủ bù chi phí, việc kinh doanh quán cafe vì vậy mà không đạt được hiệu quả mong muốn.

Đó là lý do mà Jacob nói: Ưu tiên và đảm bảo quyền lợi của khách hàng chứ không tôn thờ họ. Họ trả tiền cho bạn để nhận được một dịch vụ tốt, một cốc cafe thơm ngon, một nơi dừng chân thoải mái. Đó là cuộc trao đổi sòng phẳng, và nếu khách hàng có gây ra tổn thất gì họ cần phải biết có trách nhiệm với việc đó. Triết lý này chính là bí quyết kinh doanh quán cafe hiệu quả của ông chủ chuỗi cửa hàng Philz Coffee.

Chiến lược mới là điều cốt lõi

Trong danh sách các yếu tố đóng góp vào thành công của một dự án kinh doanh cafe không thể thiếu được ý tưởng độc đáo. Nhưng nhiều chuyên gia lại đưa ra nhận định rằng chính chiến lược thực hiện mới là yếu tố tiên quyết của thành công. Tất nhiên ý tưởng kinh doanh cafe thú vị sẽ rất thu hút, nhưng nó chỉ là tờ giấy hoặc suy nghĩ quẩn quanh trong trí óc bạn nếu thiếu đi một chiến lược thông minh.

Hãy thử nghĩ xem Starbucks đã thất bại ở Úc như thế nào khi không có một kế hoạch kinh doanh thoả đáng. Tự tin với hình ảnh một thương hiệu tầm cỡ quốc tế và ý tưởng xây dựng các mô hình kinh doanh cafe cỡ lớn, vượt trội hơn so với các quán cafe tư nhân nhỏ lẻ. Nhưng họ đã phải cắt giảm trên 60% số cửa hàng tại đây. Bạn có ý thức được vai trò của kế hoạch trong việc kinh doanh quán cafe hay chưa?

kinh-doanh-quan-cafe-thanh-cong_smartgoal5

Jacob chia sẻ, ngay khi có ý tưởng về quán cafe của mình, ông đã vạch ra cụ thể những nước đi chi tiết như nguồn nhập hàng, tuyển dụng nhân sự, phương thức tiếp cận khách hàng,… Sau đó ông dành thời gian để đánh giá lại những hạng mục đó.

Với trường hợp của ông, sau khi xem xét ông nhận thấy vấn đề nằm ở khâu tuyển dụng khi chỉ với đồng lương thấp sẽ không thể nào thuê được một nhân viên pha chế giỏi. Và ông đã đầu tư cho hạng mục này với việc tăng mức lương cơ bản cho nhân viên pha chế chính. Để chuẩn bị cho đội ngũ kế tiếp, ông thuê thêm các nhân viên và đầu tư cho họ theo học pha chế với cam kết chắc chắn sẽ làm việc tại cửa hàng. Và thành công đã đến với Jacob Jaber, minh chứng là sự phát triển lớn mạnh của chuỗi cửa hàng Philz Coffee.