Những kỹ năng không thể thiếu của một Bartender giỏi

Sự thật kinh hoàng đằng sau lớp pha chế đồ uống cơ bản có cồn.
June 13, 2016
Cocktail 1
Đến bà nội trợ cũng có thể pha chế đồ uống như 1 bartender thực thụ
June 14, 2016
Hiển thị tất cả

Những kỹ năng không thể thiếu của một Bartender giỏi

Kỹ năng pha chế

Mỗi một công việc đều cần có những kỹ năng riêng, vậy những kỹ năng cần có để thành một Bartender giỏi là gì? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé

Bartender – nhân viên pha chế đồ uống là thuật ngữ để dùng để chỉ những người có có khả năng sáng tạo những đồ uống hỗn hợp từ nhiều thành phần khác nhau như: rượu, nước ép hoa quả, soda…..…

Một người pha chế rượu giỏi cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để học pha chế đồ uống. Họ không chỉ phải học thuộc những công thức, định lượng rượu đã có sẵn mà còn phải tìm hiểu về tính chất, mùi vị của từng loại thành phần; sự kết hợp sao cho sản phẩm gắn kết hòa quyện với nhau thành một thể; thậm chí sẵn sàng bị thương khi tập luyện những kỹ năng biểu diễn.

Bartender thực thụ thật sự là một nghệ nhân đa tài tay trái cầm jigger, tay phải nâng chai rượu, miệng buông lời nói, mắt quan sát, tai thì nghe tâm sự buồn vui của khách hàng. Mỗi một lần pha chế đồ uống là một lần biểu diễn nghệ thuật tung hứng với ly, đá, bình shake… trong ánh đèn, tiếng nhạc tạo ra một thứ đồ uống đánh thức cả thị giác, vị giác và xúc giác của người thưởng thức.

Kỹ năng pha chế 1

Để trở thành người pha chế rượu giỏi:

# Kỹ năng nghề:

– Trí nhớ tốt: những nhân viên pha chế phải nhớ được hàng trăm công thức cocktail khác nhau và có khả năng nhớ được khách hàng quen thuộc uống gì. Phải thuộc nằm lòng tên gọi, cách phân biệt các loại rượu, các kiểu ly thích hợp cho từng thức uống khác nhau cũng như công thức pha chế từ đơn giản đến phức tạp các loại cocktail, mocktail, trà, café…
– Kỹ năng pha chế: chính là khả năng định lượng nguyên liệu cocktail sao cho ly cocktall có hương vị cân bằng; trình bày sản phẩm đạt yêu cầu tươi ngon, hấp dẫn.
– Kỹ năng biểu diễn: là kỹ năng “khó nhằn” nhất đối với các bartender. Đây chính là ranh giới để phân biệt giữa một bartender chuyên nghiệp và một bartender bình thường. Phần đông bartender của Việt Nam chưa thành thục kỹ năng này cho lắm (thường đánh rơi dụng cụ pha chế, đáng văng cả những chai rượu tây đắt tiền). Cần thiết lắm một khóa học có chứa bar biểu diễn cho bartender của Việt Nam nâng cao tay nghề khóa pha chế đồ uống chuyên nghiệp
– Kỹ năng bán hàng: hầu hết nhân viên pha chế được trả lương cơ bản và tiền thưởng (tip) của chính họ làm ra. Những nhân viên pha chế thân thiện, lôi cuốn và không ngại giao tiếp là những người hầu như nhận được tip cao.
– Khả năng đa việc: nhân viên pha chế thường phục vụ 5,7 khách cùng lúc và phải pha trộn khéo léo với, mức tiền và sự thay đổi.
– Khả năng làm việc dưới áp lực: việc pha chế có thể áp lực, đặc biệt nếu bạn làm việc ở một quán bar đông khách và chỉ duy nhất 1 nhân viên pha chế trong ca làm việc này.

Kỹ năng pha chế 2

# Điều kiện khác:

– Kỹ năng giao tiếp: pha chế là một công việc có tính xã hội cực kỳ cao. Bạn phải tương tác tốt những người với những đặc tính khác nhau xung quanh bạn và sẵn sàng tương tác với những khách hàng say xỉn.
– Sự tỉ mỉ: chú ý từng chi tiết nhỏ nhất, từ vết mẻ trên ly, dấu vân tay, cách nói chuyện của từng vị khách, thói quen, độ say xỉn của mỗi cá nhân.
– Sự ham học: một bartender giỏi không chỉ là học pha chế đồ uống tốt nhất mà còn phải có kiến thức sâu rộng. Công việc của bartender không chỉ là chế rượu vô bộ shaker và pha, hoặc tung hứng trong quầy bar mà quên đi những gì mình đã học được. Một bartender giỏi luôn muốn mình giỏi hơn nữa và đi xa hơn nữa.
– Tình yêu công việc: quý trọng, yêu thương và có trách nhiệm với quán bar của mình. Chỉ những người thực sự yêu nghề, mến khách, thương ngôi nhà thứ hai của mình, và thích thú với nghệ thuật pha chế mới bỏ ra thời gian để lau chùi những chai rượu, sắp đặt bàn ghế và dụng cụ ngăn nắp.

>>Đăng ký ngay để bước chân vào thế giới đầy thú vị của các Bartender

>>Nữ Bartender, chuyện đó có thể xảy ra?