Những sai lầm đáng tiếc của quản lý nhà hàng thông minh

Kinh doanh nhà hàng: Đại dương hẹp dần
April 2, 2016
Quản lý nhà hàng: Lựa chọn mới của giới trẻ
April 2, 2016
Hiển thị tất cả

Những sai lầm đáng tiếc của quản lý nhà hàng thông minh

Thông minh là một lợi thế lớn trong cuộc sống và trong công việc, nhưng nó không phải yếu tố duy nhất quyết định sự thành công. Những nhà quản lý thông minh mặc dù có tố chất bẩm sinh vẫn có thể không phát triển được sự nghiệp của mình. Bởi rất có thể họ mắc phải một trong những sai lầm dưới đây.

Trong quá trình tiếp xúc và tìm hiểu, Smart Goal đã đúc kết ra những sai lầm mà quản lý nhà hàng thông minh hay mắc phải.

Suy nghĩ nhiều hơn hành động

Theo doanh nhân Chris Yeh và cũng là nhà đầu tư tại Thung lũng Slicon những người thông minh thường thích suy nghĩ nhiều hơn hành động. Họ không biết rằng suy nghĩ chỉ đạt tới một chừng mực nhất định. Ông cho rằng: “Nghiên cứu và lên kế hoạch chỉ tuyệt vời ở mức độ nào đó, nhưng lại tạo ra ảo tưởng nguy hiểm tới tiến độ. Rốt cuộc, cách duy nhất để tạo khác biệt là làm điều gì đó. Hãy bắt đầu ngay bây giờ”.

Những quản lý nhà hàng thông minh cũng vậy, giỏi suy nghĩ và tính toán nhưng lại chậm bắt tay vào thực hiện. Đây là sai lầm cơ bản nhất khi kinh doanh nhà hàng.

Ưu tiên tiểu tiết

Quản lý nhà hàng thông minh thường quá chú tâm đến tiểu tiết mà quên mất cảm nhận chung về nhà hàng. Một người khách bình thường hay để ý đến không gian bố trí và nội thất chung của nhà hàng hơn là chú trọng vào chi tiết nhỏ như thìa dĩa, cốc tách hay kiểu bóng đèn. Trong khi đó, quản lý nhà hàng lại muốn mọi thứ hoàn hảo từ những chi tiết nhỏ nhất mà không chú trọng đến sự tiện dụng và cảm nhận của khách hàng.

nhung-sai-lam-khong-nen-co-cua-quan-ly-nha-hang-thong-minh1

Thể hiện sự tôn trọng thái quá đối với những nhân vật quyền lực

Stanley Milgram, nhà tâm lý học của trường đại học Yale cho rằng nhiều người (đặc biệt là những người thông minh) có xu hướng phục tùng những người có quyền lực không chút nghi ngờ, ngay cả khi kết quả thu về không khả quan.

Điều này cũng không ngoại lệ với những quản lý nhà hàng thông minh. Họ thường tỏ thái độ thái quá trước những nhân vật quyền lực đến nhà hàng. Họ thường dành sự ưu ái hơn cho những nhân vật này, thậm chí, phớt lờ sự có mặt của những khách hàng khác.

Không coi trọng kết quả đạt được nhờ sự cố gắng

Những nhà quản lý thông minh luôn nhận được lời khen ngợi mỗi khi họ làm tốt việc gì đó. Và chính điều này khiến họ quá dựa dẫm vào cảm giác của mình. Những lời khen đôi khi khiến họ sợ thất bại, và lảng tránh làm những việc họ không giỏi.

Tài năng + nỗ lực tạo nên thành công, thiếu một trong hai yếu tố đó đều khiến việc kinh doanh nhà hàng trở nên khó khăn. Người quản lý thông minh đôi khi quên mất điều này, và bỏ ngỏ việc rèn luyện sự cố gắng. Kỹ sư phần mềm Maurice Stephens cho rằng trong mọi ngành nghề “những người thông minh, có những ý tưởng phức tạp từ khi còn rất trẻ, nhưng thường vất vả sau này khi tính kiên trì và kỷ luật trở thành những phẩm chất hàng đầu”.

Quá tự tin

Mới đây một nghiên cứu được đăng tải trên Journal of Personality and Social Psychology đã chỉ ra rằng những người thông minh có xu hướng mắc sai lầm nhiều hơn những người có trí thông minh ở mức trung bình. Bởi họ thường đưa ra những giả định và tìm kiếm đường tắt do quá tự tin, trong khi những người thông minh ở mức trung bình giải quyết các vấn đề dựa trên tính toán kỹ lưỡng và kinh nghiệm bản thân nhiều hơn.

Những quản lý nhà hàng thông minh luôn nghĩ rằng mình có trí tuệ và là chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng nên không quan tâm đến ý kiến của người khác. Khi gặp phải vấn đề không thuộc chuyên môn, họ vẫn tự ý giải quyết và tin là mình đúng, cho đến khi mọi việc diễn ra tệ hơn.

Bạn có thể thông minh ở một lĩnh vực nhưng không thể thông tuệ mọi thứ. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người có kinh nghiệm hơn khi gặp khó khăn thay vì tìm những lối đi tắt.

nhung-sai-lam-khong-nen-co-cua-quan-ly-nha-hang-thong-minh2

Luôn cho rằng mình đúng

Một điểm sai lầm nữa của những quản lý nhà hàng thông minh là họ luôn cho rằng mình đúng, mọi việc đều phải làm theo ý họ. Và họ sẵn sàng gạt phăng ý tưởng của cấp dưới vì luôn tồn tại suy nghĩ nhân viên cấp dưới không đủ tài trí bằng mình.

Họ cũng tin rằng có thể thay đổi suy nghĩ của người khác thông qua việc tranh cãi lý lẽ mà phớt lờ cảm xúc và sự khó chịu của mọi người. Với những người mắc lỗi lầm, họ thường vạch ra những sai lầm đó một cách thẳng thừng và cho rằng làm như vậy là tốt cho người kia, nhưng thực chất họ chỉ đang tự thỏa mãn tính hiếu thắng của mình mà thôi.

Đánh giá quá cao bằng cấp

Bằng cấp quan trọng nhưng không đánh giá hết thực lực của mỗi người. Những quản lý nhà hàng thông minh thường có xu hướng xét tuyển nhân viên dựa vào bằng cấp giáo dục, đánh giá thấp kinh nghiệm hơn là những gì họ thể hiện trong buổi phỏng vấn hay trong quá trình thử việc. Họ dùng sự thông minh của mình làm thước đo toàn thể một con người. Chính điều này khiến họ không thấy được giá trị bên trong và nhìn nhận sai về người khác.

Thêm một đặc tính không nên có của quản lý nhà hàng thông minh đó là họ luôn nghĩ danh tiếng của những ngôi trường họ theo học phản ánh tài năng của họ và tự mãn với điều đó.