Kế hoạch công việc là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của kinh doanh nhà hàng. Vậy làm thế nào để lập được một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ, giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mang lại lợi nhuận cho bạn ngay từ những bước đầu tiên? Hãy thử cùng Smartgoal khám phá công thức lập kế hoặc mẫu mực 5W – 1H – 2C – 5M để bổ sung những điều còn thiếu vào bảng kế hoạch kinh doanh của bản thân nhé.
Học pha chế – trung tâm Smart Goal: Chỉ trong 14 buổi làm chủ kỹ thuật pha chế hơn 100 loại đồ uống khác nhau. Thực hành toàn bộ trong suốt thời lượng khóa học. Khóa học đáp ứng nhu cầu học đi làm ngay và mở quán cafe.
Trước khi lập kế hoạch chúng ta phải hiểu kế hoạch là gì?
Kế hoạch có thể hiểu đơn giản là đặt ra các mục tiêu cho bản thân từ ngắn hạn đến dài hạn, từ những mục tiêu nhỏ đến mục tiêu lớn và sau đó đưa ra các giải pháp để có thể thực hiện được các mục tiêu đã định trước.
Một kế hoạch tốt có ý nghĩa như thế nào với kinh doanh nói chung hay kinh doanh nhà hàng nói riêng?
Kế hoạch tốt sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng cho tương lai. Là xương sống công việc chính sẽ phải làm sẽ là kim chỉ nam đến đạt thành công cho bạn.
Chúng ta hãy tìm hiểu cụ thể để biết kế hoạch kinh doanh nhà hàng được chuẩn bị công phu sẽ giúp gì cho bạn?
- Tư duy hệ thống để liệu trước các tình huống có thể xảy ra
- Phối hợp các nguồn lực tốt hơn
- Giúp tập trung chính xác vào các mục tiêu chính, xương sống cần phải đạt khi kinh doanh
- Nắm chắc các nhiệm vụ cần cơ bản để phối hợp với các công việc khác
- Lường trước có thể ứng phó với các thay đổi ngoại cảnh
- Xác định hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra
…….
Vậy công thức nào để xây dựng lên một kế hoạch khó tin như vậy?
Lập kế hoạch
Câu trả lời là bạn tuân thủ theo công thức sau: 5W – 1H – 2C – 5M gồm:
- Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 1W (why)
- Xác định nội dung công việc 1W (what)
- Xác định ở đâu, khi nào và ai là người thực hiện (where, when, who)
- Xác định cách thức thực hiện công việc 1H (how)
- Xác định phương pháp kiểm soát – 1C (control)
- Xác định phương pháp kiểm tra – 1C (check)
- Xác định nguồn lực để thực hiện 5M: men, money, material, machine, method
Hãy cùng phân tích công thức
Why:
Giúp xác định được mục tiêu, yêu cầu công việc giúp bạn luôn hướng trọng tâm công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.
- Khi làm một công việc, quan tâm đầu tiên của bạn là:
- Tại sao lại phải làm công việc này?
- Công việc này có ý nghĩa thế nào với tổ chức, bộ phận của bạn?
- Sẽ có hậu quả gì nếu không thực hiện chúng?
What:
Xác định nội dung công việc
- Công việc đó là gì?
- Các công việc lớn và chính là gì?
- Sẽ phải làm những việc nhỏ gì để có thể hoàn thành được việc lớn
Who – When – Where
Who:
- Ai sẽ làm công việc đó
- Ai sẽ kiểm tra
- Ai hỗ trợ
- Ai chịu trách nhiệm…
When:
- Công việc đó thực hiện khi nào, khi nào thì giao, khi nào kết thúc…
- Để xác định thời hạn của công việc, bạn cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc và thực hiện công việc quan trọng, khẩn cấp trước
+ Công việc rất quan trọng và khẩn cấp
+ Công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp
+ Công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp
+ Công việc không quan trọng cũng không khẩn cấp.
Where:
- Việc đó thực hiện tại đâu?
- Giao hàng ở địa điểm nào?
- Kiểm tra tại bộ phận nào?
- Kiểm tra ở những công đoạn nào?
How:
Câu hỏi như thế nào? Gồm các nội dung:
- Cách thực hiện công việc ( các tài liệu hướng dẫn thực hiện)
- Tiêu chuẩn là gì?
- Cách thức vận hành máy móc như thế nào (nếu có)
Control
Cách kiểm soát công việc phải trả lời được những câu hỏi sau
- Công việc có đặc điểm gì?
- Làm sao để đo đặc điểm đó?
- Đo lường bằng dụng cụ, máy móc thế nào?
- Có bao nhiêu điểm kiểm soát? điểm kiểm soát trọng yếu là gì?
Check:
Xác định phương pháp kiểm tra:
- Tần suất kiểm tra thế nào? Việc kiểm tra đó thực hiện 1 lần hay nhiều lần (nếu vậy thì bao lâu một lần?)
- Ai sẽ tiến hành kiểm tra?
- Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu?
- Trong doanh nghiệp khó có thể có đầy đủ các nguồn lực để tiến hành kiểm tra tất cả các công đoạn, vì vậy chúng ta chỉ tiến hành kiểm tra những điểm trọng yếu (quan trọng nhất). Nguyên tắc kiểm tra trọng yếu tuân theo nguyên tắc Pareto (20/80), tức là những điểm kiểm tra này chỉ chiếm 20 % số lượng nhưng chiếm đến 80 % khối lượng sai sót.
5M:
5 nguồn lực
Nhiều kế hoạch chỉ chú trọng đến công việc mà lại không quan tâm đến các nguồn lực trong khi chỉ có nguồn lực tốt mới có thể đảm bảo cho kế hoạch được khả thi. Nguồn lực bao gồm các yếu tố:
- Man = nguồn nhân lực
- Money = tiền bạc
- Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng
- Machine = máy móc/công nghệ
- Method = phương pháp làm việc
Để có thêm kiến thức về kinh doanh nhà hàng, bạn có thể tham khảo tại đây