Kinh doanh nhà hàng nhỏ – Làm sao để tồn tại

Ebook “Điểm chết trong kinh doanh nhà hàng”
April 4, 2016
Kinh doanh nhà hàng: Ý tưởng độc đáo có cần thiết?
April 4, 2016
Hiển thị tất cả

Kinh doanh nhà hàng nhỏ – Làm sao để tồn tại

Môi trường kinh doanh nhà hàng hiện nay được ví như chiến trường với sự cạnh tranh, ganh đua ngày càng gay gắt. Để có thể tồn tại được trong môi trường khốc liệt này, các chủ nhà hàng nhỏ cần nỗ lực hết sức để chèo lái công việc kinh doanh. Cùng Smart Goal tham khảo một vài bí quyết dưới đây.

Tiếp thị bản thân

Quản lý nhà hàng – bạn chính là biểu tượng cho chính nhà hàng của mình. Cũng chính bạn là người chăm sóc cho thương hiệu và hình ảnh nhà hàng. Những người bạn gặp đều có thể trở thành khách hàng tiềm năng hoặc có tầm ảnh hưởng đến những khách hàng sẽ lựa chọn nhà hàng của bạn là điểm dừng chân.

Bạn luôn cần tiếp thị cho nhà hàng của mình, đồng nghĩa với việc phải luôn để ý, quan sát và có cách ứng xử hợp lý. Đừng khinh thường những người nông dân, đừng to tiếng với hàng xóm, hay cau có với nhóm bạn của con gái mình vì rất có thể họ chính là khách hàng tiềm năng. Đừng va chạm với ai đó trên đường bởi họ có thể là nhà đầu tư hay chủ ngân hàng mà bạn phải gặp vào hôm sau.

Hãy ghi nhớ thiếp thị bản thân cũng chính là cách tiếp thị hình ảnh nhà hàng hiệu quả.

kinh-doanh-nha-hang-nho-lam-sao-de-ton-tai1

Làm việc mọi lúc, mọi nơi

Bạn có bao giờ nghe về “Hội chứng ghế xích đu”? Đó là hiện tượng người ngồi chỉ đu đưa trên ghế chứ không hề vận động. Điều này cũng có thể áp dụng vào kinh doanh nhà hàng. Nếu bạn thỏa mãn với sự phát triển hiện tại của nhà hàng mà thiếu những sự tác động kèm theo thì nhà hàng của bạn vẫn mãi dậm chân một chỗ.

Có thể bạn không phải người thông minh nhất, bẩm sinh bạn không phải một nhà quản lý toàn năng, bạn có thể thiếu nhạy cảm và nắm bắt vấn đề chậm, bạn thiếu ưu thế trước đối thủ cạnh tranh. Hay thực tế có nhiều thứ bạn không thay đổi được. Nếu bạn có một xe bán bánh mì rong và lựa chọn được ví trí bán hàng tốt, bạn cũng không thể dừng trời mưa, bạn không thể thay đổi giá thực phẩm khi giá thị trường đồng loạt tăng, bạn cũng không thể làm tan sương mù vào đêm giao thừa khi thực khách đã đặt kín bàn để xem pháo hoa… Điều bạn có thể làm duy nhất là làm tốt công việc của mình.

Để giải quyết những vấn đề trên bạn có thể lên kế hoạch, nghĩ trước các tình huống phát sinh và đưa ra các hướng giải quyết trù bị, thực hiện thêm cuộc điện thoại bán hàng, sắp xếp lại hàng hóa, nguyên liệu… Hãy làm việc mọi lúc, mọi nơi, làm việc chăm chỉ hơn những người khác để khắc phục những nhược điểm bản thân.

Trong từ điển không có từ “Bỏ cuộc”

Bạn cần phân biệt rõ ràng giữa “Thua cuộc” và “Bỏ cuộc”. Thua cuộc là khi trong một “trận chiến” với các đối thủ kinh doanh nhà hàng khác, bạn không thành công bằng họ. Nhưng bỏ cuộc là khi bạn thất bại nhưng không dám đứng lên, buông xuôi và đánh mất những thành quả trước đây đã gây dựng được.

kinh-doanh-nha-hang-nho-lam-sao-de-ton-tai2

Bạn có nhớ anh chàng Nick Vujicic – người sinh ra đã bị mất cả 2 chân, 2 tay, người đã từng muốn tự tử vì sự “khác biệt” của mình, nhưng chính nghị lực sống và sự kiên nhẫn đã giúp anh vượt qua tất cả để có cuộc sống hạnh phúc và thành công như hiện nay. Nick đã từng nói: “Tôi muốn nói rằng, tôi đang nằm đây, không tay, không chân và mọi người nghĩ rằng tôi không thể đứng dậy. Nhưng không, tôi sẽ cố gắng cả trăm lần để đứng dậy. Và nếu tôi thất bại cả trăm lần đó, tôi thất bại và  bỏ cuộc thì bạn nghĩ tôi có còn đứng dậy được nữa không? Không! Vì thế, tôi chỉ có thể cố gắng, cố gắng và cố gắng không từ bỏ.”

Một người không may mắn như Nick đã chọn không bao giờ bỏ cuộc. Còn bạn, quản lý nhà hàng, có chấp nhận bỏ cuộc? Không bao giờ bỏ cuộc là đức tính cần thiết nhất của một quản lý nhà hàng chuyên nghiệp. Điều đó có nghĩa là bạn sẵn sàng nỗ lực hết mình với công việc kinh doanh nhà hàng, nhiều lần nỗ lực để đạt được thành công.

Tuy nhiên, nếu sau nhiều lần bạn thấy không tiến bộ, hay việc bạn làm không đem lại kết quả gì, hãy tìm hướng đi khác hướng đến sự thành công. Không bao giờ bỏ cuộc là tốt nhưng sẽ không tốt nếu bạn theo đuổi trong vô vọng.

Nắm vững nguyên tắc vàng

Khi kinh doanh nhà hàng, bạn có rất nhiều điều phải suy nghĩ và giải quyết. Tuy nhiên, hãy dành thời gian ghi nhớ và nghiền ngẫm một vài nguyên tắc dưới đây để giúp việc kinh doanh của bạn luôn đi đúng mạch:

  • Khách hàng là số 1: Không có khách hàng, nhà hàng của bạn sẽ buộc phải đóng cửa.
  • Vốn lưu động: Đừng bao giờ để cạn kiện nguồn vốn kinh doanh nhà hàng.
  • Tiết kiệm chi phí: Hãy tiết kiệm các chi phí trong nhà hàng bằng cách cắt giảm các khoản phí không cần thiết.
  • Cam kết: Đảm bảo luôn cung cấp những dịch vụ chất lượng cho khách hàng
  • Luôn bình tĩnh: Cho dù vấn đề có trở nên tồi tệ thế nào hãy luôn giữ bình tĩnh để giải quyết sự việc một cách đúng đắn.

Ngoài ra, có những việc mà ngày nào bạn cũng cần làm đi làm lại để duy trì tốt việc kinh doanh nhà hàng nhỏ của chính mình. Không giống những nhà hàng lớn có nhiều bộ phận phụ trách từng công việc riêng, nhà hàng của bạn đều do một tay bạn quản lý nên việc thực hiện những công việc này hàng ngày là cần thiết. Ví dụ như: Tiến hành các công việc marketing, liên hệ với khách hàng mới, liên lạc với các khách hàng hiện tại, gọi điện cho những khách hàng đã lâu không đến nhà hàng, lên thực đơn, kiểm định chất lượng sản phẩm, kiểm tra công việc của nhân viên, giải quyết các vấn đề khiếu nại…

kinh-doanh-nha-hang-nho-lam-sao-de-ton-tai3

Nắm được điểm hòa vốn của mình

Điểm hoà vốn là một trong những khái niệm quan trọng và cơ bản trong công việc kinh doanh. Điểm hoà vốn được định nghĩa là doanh số bán hàng cần thiết để lợi nhuận bằng 0, hoặc “điểm bằng nhau”. Nói cách khác, điểm hoà vốn là khi doanh thu bằng với chi phí. Như vậy, quản lý nhà hàng cần biết lợi nhuận mình cần phải đạt được để bù đắp cho mọi chi phí trong một khoảng thời gian cố định (1 năm, 1 quý, 1 tháng) là bao nhiêu.

Khi bạn nắm rõ điểm hòa vốn của mình sẽ dễ dàng tính số lượng khách đến nhà hàng có đủ để thanh toán các hóa đơn hay không. Đồng thời, bạn cũng đánh giá được mức giá trên từng món ăn đã thích hợp chưa. Nắm vững điểm hòa vốn chính là chìa khóa giúp quản lý nhà hàng thiết lập hệ thống đánh giá cơ bản nhà hàng nhằm phân bổ tài chính trong các chiến lược kinh doanh nhà hàng khác nhau.

Đừng bỏ qua khuyến mãi các dịp lễ tết

Các dịp lễ tết là thời điểm lý tưởng để gửi thông điệp đến các khách hàng và khách hàng tiềm năng của nhà hàng. Đây cũng là thời gian thuận lợi để giao tiếp với khách hàng. Chủ nhà hàng nhỏ hãy luôn kết hợp việc tiếp thị nhà hàng trong các dịp lễ tết.

Có rất nhiều cách để thu hút khách hàng đến nhà hàng vào dịp lễ tết như tổ chức tiệc kỷ niệm, giảm giá trên menu, tạo ra các set ăn mới lạ, mang đậm âm hưởng lễ hội. Bên cạnh đó, nhà hàng cũng có thể gửi thiệp cảm ơn khách hàng đã quan tâm đến nhà hàng. Việc quản lý nhà hàng tự ký tên trên những chiếc thiệp đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng khách hàng mà còn là một công cụ tiếp thị cho chính nhà hàng đó.