7 gợi ý đặt tên cho cửa hàng của bạn

Những kỹ năng cần thiết của một bartender
April 1, 2016
Những Sai Lầm Của Nhân Viên Phục Vụ Không Chuyên Nghiệp
April 1, 2016
Hiển thị tất cả

7 gợi ý đặt tên cho cửa hàng của bạn

SÁCH NÊN ĐỌC: https://smartgoal.vn/category/sach/ (tổng hợp tất cả các loại sách hay về pha chế đồ uống, setup nhà hàng, quản trị nhân lực, marketing …)

Đặt tên nhà hàng của bạn chắc chắn là một trong những quyết định khó khăn nhất đối với hầu hết mọi người khi khởi nghiệp. Người xưa có câu ‘Có danh có lợi’, nghĩa là trước có danh thì sau mới có lợi, càng có danh đẹp thì càng có lợi nhiều. Vì vậy nếu cửa hàng sở hữu một cái tên không chỉ thu hút được sự chú ý của nhiều người mà còn truyền cảm hứng cho toàn nhân viên mà còn là nền móng quan trọng để xây dựng tài sản thương hiệu lâu dài. Bài viết sau đây chia sẽ những cách mà bạn có thể tham khảo để cho cửa hàng mới của bạn.

Học pha chế – trung tâm Smart Goal: Chỉ trong 14 buổi làm chủ kỹ thuật pha chế hơn 100 loại đồ uống khác nhau. Thực hành toàn bộ trong suốt thời lượng khóa học. Khóa học đáp ứng nhu cầu học đi làm ngay và mở quán cafe.

dat-ten-cho-cua-hang

1. Đặt tên cửa hàng theo tên cá nhân: 

Đây là lựa chọn này thường thấy của các cửa hàng bé, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, rất nhiều cửa hàng lớn trên thế giới có nguồn gốc tên cửa hàng từ tên cá nhân. Có một số cách đặt tên theo tên cá nhân như sau:

  • Đặt theo tên chủ cửa hàng- Đặt tên theo tên ghép của những người sáng lập cửa hàng
  • Đặt tên bằng tên của những người thân

2. Đặt tên cửa hàng theo địa danh: đây là một cách đặt tên rất truyền thống được sử dụng để nhấn mạnh tính bản địa của cửa hàng giúp cửa hàng có lợi thế khi phục vụ tại thị trường địa phương hoặc trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng sẽ được đánh giá cao khi có người gốc xuất xứ tại đây. Một vài cách đặt tên theo phương pháp này như:

  •  Đặt tên cửa hàng theo địa danh lấy địa danh làm tên chính:  Bất động sản Thăng Long, Nhà đất Thủ Đô, Bia Hà Nội,…
  • Lấy địa danh nổi tiếng về loại sản phẩm đang kinh doanh: Bún bò Huế, Vịt cỏ vân đình, Vang Đà Lạt, Chè Thái Nguyên,…
  • Lấy tên ghép của các quốc gia: Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Đức,…
  • Lấy tên địa danh làm chỉ dẫn xuất xứ: Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An,…

3. Đặt tên cửa hàng bằng những từ viết tắt: đây là cách mới nhưng khá phổ biến trong các cửa hàng Việt Nam. Có một số cách đặt tên như sau:

  • Viết tắt tên địa danh và ngành nghề: Vinaconex, Viglacera, Vinamilk, Habeco, Sabeco.
  • Viết tắt từ tên công ty đầy đủ:
  • Lấy các chữ cái đầy tiên của tên: ACB ( Ngân hàng Á Châu),  ICP (Internation Consumer Product),…

4. Đặt tên cửa hàng gợi nhắc đến ngành nghề kinh doanh:

Có rất nhiều cửa hàng sử dụng phương pháp này để đặt tên cửa hàng. Vì dường như nó hiển nhiên, tên một nhà hàng  gợi đến lĩnh vực mà nó hoạt động. Cách đặt tên này sẽ không hiệu quả nếu bạn ở trong một ngành hàng có nhiều sự cạnh tranh. Tên này chỉ hiệu quả khi ngành hàng của bạn còn mới và ít đối thủ tham gia.

Bạn muốn đặt tên ấn tượng, dễ nhớ lại có ý nghĩa cho nhà hàng của mình.  Bạn có thể tham khảo thêm bài viết 9 gợi ý đặt tên ấn tượng cho nhà hàng, hoặc bấm vào nút xem chi tiết dưới đây.

5. Đặt tên cửa hàng bằng tính từ:

Đây là một trong những phương pháp đặt tên được sử dụng  nhiều nhất trong thực tế. Nó phản ánh những ước vọng của người chủ khi tham gia khóa học quản trị nhà hàng. Những tên loại này thường được đặt theo:

  • Gợi lên sự may mắn, thành công: Nhà đất Tài Lộc, Lộc Phát, Tài Phát, Hưng Thịnh, Phúc Thịnh, Thành Đạt,…
  • Gợi lên uy tín, tin cậy:  Vàng bạc Bảo Tín, Nhà đất Trung Tín, Bảo hiểm Bảo Việt, Đại Tín, Tín Nghĩa ngân hàng…
  • Gợi lên khát vọng dẫn đầu: Tiên Phong, Tiến Bộ,…
  • Gợi lên triết lý kinh doanh: Hòa Bình, Hiệp Phát,…

6. Đặt tên cửa hàng theo các danh từ gợi nhắc
Đôi khi một danh từ gợi nhắc lại có thể được sử dụng rất hiệu quả để đặt tên cho công ty.

  • Lấy cảm hứng từ các vị thần trong thần thoại:  Vệ Nữ, Mặt Trời, Venus, Panora, Zeus Spa,…
  • Một trong các hành tinh trong thái dương hệ: Sao Kim, Sao Thủy, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai,…
  • Một trong các loài hoa: Công ty truyền thông Hướng Dương, Hoa Hồng, Công ty mỹ phẩm Cẩm Tú, thời trang Salla (tên 1 loài hoa hồng), Giấy đa năng Rosalia,…
  • Lấy cảm hứng từ loài vật: Bia Tiger (hổ), Eagle (đại bàng), Nước tăng lực Redbull, Mỳ Gấu đỏ,…
  • Lấy tên theo một danh lam thắng cảnh: Khách sạn Bài Thơ,  Phú Bài…
  • Lấy cảm hứng từ văn học: Mộng Mơ, Casanova,…

7. Đặt tên cửa hàng bằng Ngoại ngữ.
Đây là một xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng Việt Nam và đặc biệt là các cửa hàng còn trẻ tuổi. Sử dụng ngoại ngữ đặt tên cho làm cho cửa hàng trở nên hiện đại và mới mẻ hơn.

datten_congty_cuahang
Hy vọng rằng với những gợi ý về những cách đặt tên phổ biến ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm được một cái tên ưng ý cho cửa hàng của bạn gợi ý đặt tên cho nhà hàng của bạn.  Hãy động não và huy động sự giúp đỡ của người thân, bạn bè để có những ý tưởng tốt nhất.

Khóa học Quản Lý Nhà Hàng – trung tâm Smart Goal: Tự hệ thống được các vấn đề từ chi tiết tới tổng quát trong nghành quản lý và kinh doanh nhà hàng. Cam kết chia sẻ 100% tất cả các kinh nghiệm thực tế, không chém gió, không lý thuyết giáo điều nhiều, học viên được thực hành thực tế tại hệ thống nhà hàng của Trung tâm. Click vào Xem chi tiết bên dưới để biết thêm thông tin về khóa học QLNH