SÁCH NÊN ĐỌC: https://smartgoal.vn/category/sach/ (tổng hợp tất cả các loại sách hay về pha chế đồ uống, setup nhà hàng, quản trị nhân lực, marketing …)
“Shaken, not stirred” – câu nói nổi tiếng của nhân vật James Bond mỗi khi gọi món Martini, đã trở nên quá nổi tiếng đối với người hâm mộ dòng phim điệp viên cũng như những kẻ thích rượu. Được mệnh danh là ông hoàng của Cocktail, tuy nhiên cũng như bao người anh em họ hàng xa gần trong giới Cocktail, chẳng ai biết Cocktail Martini từ đâu xuất hiện.
Nguyên gốc, Martini là một loại Cocktail làm từ hai thành phần: rượu Gin của Anh và dòng rượu khai vị Dry Vermouth (tiêu biểu nhất là rượu Martini Dry của Ý). Sau nhiều năm, cái tên Martini đã trở thành một biểu tượng, được nhiều người biết đến với danh hiệu “Vua của các loại Cocktail”.
Mặc dù các biến thể của công thức Martini là một con số nhiều đến không đếm được nhưng ai cũng biết đến công thức chuẩn đầu tiên của Dry Martini là 2,5 ao-xơ Gin và 0.5 ao-xơ Dry Vermouth (mỗi ao-xơ bằng 28,35g). Hai thành phần này đều cần được ướp lạnh trước khi được trộn vào nhau trong bình pha (mixing glass) để khuấy nhẹ hoặc bình lắc Cocktail. Rất đơn giản thế thôi, rồi rót ra ly Cocktail mảnh mai, thả vào trong mấy quả ô-liu hoặc một miếng vỏ chanh trang trí.
Trong trường hợp bạn muốn thả vào ly hai củ hành ngâm thì lúc đó, vô tình bạn đã biến ly Dry Martini của mình thành một lọai Cocktail khác: Gibson. Cái tên này bắt nguồn từ tên một họa sỹ: Charles Dana Gibson, người nổi tiếng với bức tranh Cô Gái Gibson và đã có công sáng tạo ra loại cocktail biến thể này.
Sau một thời gian phát triển, tỉ lệ 5:1 ban đầu của Dry Martini được những kẻ mê đắm nó tăng dần lên, nghĩa là càng ngày lượng Dry Vermouth cho vào Cocktail càng ít, chỉ một vài giọt là đủ. Ít đến độ người ta còn nói quá lên là : chỉ cần cái nút chai rượu Vermouth ngang qua ly rượu Gin là đã đủ để mê hoặc những tay sành điệu. trái hẳn với những gì nhiều người tưởng tượng, một ly Dry Martini sẽ càng “dry” hơn khi tỉ lệ rượu Dry Vermouth cho vào nó càng ít.
Trong cuốn sách “Đồ uống thế giới và cách pha chế” của William T. Boothby xuất bản năm 1907, công thức làm Dry Martini được hướng dẫn nguyên văn như sau: “Cho đá vụn vào ly pha (mixing glass) rót 2 dash rượu Cam đắng (1 dash là một lần rót nhanh rượu ra khỏi chai), nửa ly đo rượu Dry Vermouth của Pháp, nửa ly đo rượu Gin của Anh. Khuấy đều cho đến khi rượu lạnh hoàn toàn, chặn đá và rót ra ly Cocktail có chân, vắt một miếng vỏ chanh lên chân ly và phục vụ kèm một quả ô-liu.” Bỏ qua thành phần rượu cam đắng và tỉ lệ các loại rượu thì công thức này cũng giống với công thức Dry Martini hiện đại.
Được người Mỹ phát kiến ra đầu thế kỷ 20 nhưng mãi đến những năm giữa thế kỷ đó Dry Martini mới được coi là một loại Cocktail kinh điển. Có vẻ là nghịch lý nhưng chính luật cấm rượu ở Hoa Kỳ đã góp phần không nhỏ đưa Dry Martini vào hàng “đỉnh” về mức độ phổ biến trong giới thưởng thức rượu. Lý do là rượu Whiskey yêu cầu nhiều công đoạn phức tạp hơn để sản xuất, trong khi Gin thì đơn giản hơn nhiều. Thế nên, trong lúc cấm đang gắt gao thì gọi một ly Dry Martini để uống vụng trộm có lẽ dễ dàng hơn nhiều một ly Whiskey với đá.
SMART GOAL – TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DV&ĐT NHÀ HÀNG
>> Khóa học pha chế đồ uống chuyên nghiệp
>> Khóa học quản lý nhà hàng
Địa chỉ : P.401 số 38 ngõ 133 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0981.588.595 – Website: https://smartgoal.vn
Email: [email protected]
Click vào ĐĂNG KÝ HỌC NGAY và điền đầy đủ thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay