PHÊ BÌNH, GÓP Ý LÀ NGHỆ THUẬT

NHỮNG LOẠI BIA ĐỂ THƯỞNG THỨC MÙA LẠNH
November 25, 2016
GIN – KẺ QUYỀN LỰC VÔ HÌNH
November 25, 2016
Hiển thị tất cả

PHÊ BÌNH, GÓP Ý LÀ NGHỆ THUẬT

Phê bình hiệu quả hay góp ý xây dựng là những cụm từ đã từ lâu trở nên quen thuộc trong nghệ thuật giao tiếp. Nhưng bạn đã thực sự biết cách đưa ra lời phê bình một cách hiệu quả chưa?

Cách chúng ta đưa ra và tiếp nhận những lời phê bình cho thấy nhân cách bên trong của chúng ta. Bài viết này, vì thế sẽ là thước đo giúp bạn nhìn lại và đối chiếu cách bạn góp ý về những thiếu sót của người khác cũng như phản ứng khi người khác chỉ ra khuyết điểm của chính bạn.

Hãy nhìn nhận mặt sáng trong mỗi người

Bị người khác phê bình, cho dù đó là góp ý hay chỉ trích, cũng đều cho chúng ta thấy bản thân mình có khiếm khuyết. Đã là con người thì chắng mấy ai muốn thật lòng thừa nhận điều đó. Nếu bạn là người không tự tin về bản thân, những lời phê bình khiến bạn càng cảm thấy thất vọng về bản thân.

Hãy nhìn nhận mặt sáng trong mỗi người

Hãy nhìn nhận mặt sáng trong mỗi người

Nhưng trong phần lớn các trường hợp, một lời góp ý đúng và mang tính xây dựng sẽ mang lại động lực cải thiện cho người được góp ý. Đó là lý do vì sao hành động phê bình trước tiên phải bao gồm sự ghi nhận đối với những việc tốt mà một cá nhân đã thực hiện, rồi sau đó mới đến những điều chưa tốt.

Phê bình là vì lợi ích của chính bản thân chúng ta

Chúng ta nên làm gì khi ai đó phê bình chúng ta? Với điều kiện đó không phải là những lời phê bình vặt vãnh, vòng quanh, không liên quan hay mang tính thù hằn cá nhân thì chúng ta đều nên ghi nhận nó một cách sâu sắc. Chỉ khi bạn cân nhắc kĩ càng một nhận xét của người khác về bản thân mình thì bạn mới có thể trở nên hoàn thiện hơn.

Phê bình là vì lợi ích của chính bản thân chúng ta

Phê bình là vì lợi ích của chính bản thân chúng ta

Đương nhiên, làm được điều đó không phải là chuyện dễ bởi chúng ra cần có cả sự tự tin lẫn đức khiêm tốn để thừa nhận chúng ta đã lầm lỗi. Cũng dễ hiểu nếu như phản ứng đầu tiên của chúng ta là không chấp nhận lời phê bình đó. Tuy nhiên, sau đó, hãy lắng lại một chút để nghĩ về những yếu tố tích cực trong lời phê bình đó. Mỗi người đều có những phần nhân cách hay kiến thức có thể cải thiện để trở nên tốt hơn.

Khi ai đó phê bình bạn

  • Hãy kiềm chế ý muốn tảng lờ lời phê bình đó. Hãy nghĩ rằng điều họ vừa góp ý với bạn giúp bạn hiểu biết sâu hơn về vấn đề được nói tới.
  • Thừa nhận rằng có thể bạn đã mắc sai lầm. Có thể bạn đã không chú ý tới một vài yếu tố quan trọng khi thực hiện công việc đó. Cũng có thể bạn đã không chú ý tới tác dụng phụ của những việc bạn làm.
Khi ai đó phê bình bạn

Khi ai đó phê bình bạn

  • Hãy nhớ rằng những lời phê phán mang tính cá nhân cũng sẽ khiến người đưa ra lời phê phán cảm thấy khó chịu. Đừng tự hạ mình bằng cách công kích lại và phê phán con người họ. Đơn giản là hãy cho qua.

Mục tiêu trong cuộc sống của bạn có thể là tìm cách khai thác tối đa tiềm năng của bản thân và của những người xung quanh chúng ta, hoặc có thể là ngày càng tự tôn cá nhân và tìm cách trấn áp người khác. Nếu mục tiêu của bạn thuộc về vế đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ làm tốt điều đó bằng việc góp ý một cách tôn trọng và tiếp thu phê bình một cách khôn ngoan.

SMART GOAL – TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DV&ĐT NHÀ HÀNG
>> Khóa học pha chế đồ uống chuyên nghiệp
>> Khóa học quản lý nhà hàng
Địa chỉ : P.401 Số 38 ngõ 133 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0981.588.595 – Website: https://smartgoal.vn
Email: [email protected]
Click vào ĐĂNG KÝ HỌC NGAY và điền đầy đủ thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay